"Cuộc khủng hoảng dâu tây" tại Australia tạm lắng dịu
Sau gần 2 tuần trở thành chủ đề gây hoang mang, "cuộc khủng hoảng dâu tây" tại Australia đã tạm lắng dịu khi người dân nước này phần nào yên tâm hơn với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cũng như sự khích lệ từ các chiến dịch truyền thông xã hội.
Trả lời báo giới ngày 24/9, ông Jim Ripepi - chủ một công ty cung cấp sỉ dâu tây cho biết: "Mọi chuyện đang diễn biến theo chiều hướng tốt lên. Sự ủng hộ của cộng đồng là rất lớn, theo đó doanh số bán ra đã tăng lên. Ngày nào tôi cũng bán hết hàng". Các chuỗi siêu thị lớn ở Australia cũng đưa ra những báo cáo lạc quan tương tự và thậm chí còn cho biết họ đang chật vật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do các nhà cung cấp vẫn chưa thực sự nối lại hoạt động ổn định như trước đây. Các chiến dịch khuyến khích người dân làm bánh dâu, hay các từ khóa như "#Smashastrawb" xuất hiện thường xuyên trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter cũng đã kéo người dân Australia quay trở lại với loại trái cây này. “Cuộc khủng hoảng dâu tây" ở Australia bùng phát sau khi có tới hơn 100 trường hợp người tiêu dùng thông báo phát hiện kim khâu trong sản phẩm dâu tây từ bang Queensland, Đông Bắc nước này.Sự cố khiến việc tiêu thụ dâu tươi trên khắp Australia gần như bị đình trệ do người tiêu dùng không dám mua, thậm chí một số đối tác thương mại ở Anh, Nga và New Zealand đã ngừng nhập khẩu dâu tây từ Australia, gây thiệt hại hàng triệu AUD cho ngành trồng dâu của nước này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã gọi hành động phá hoại nhằm vào ngành sản xuất dâu tây tại nước này là "khủng bố" đồng thời yêu cầu áp dụng mức an phạt nặng hơn với những hình thức phá hoại kiểu này.
Thủ tướng Morrison yêu cầu sửa đổi luật để áp dụng khung hình phạt lên tới 15 năm tù với thủ phạm đứng sau vụ việc phát hiện ra kim khâu trong những trái dâu tây tươi bày bán trong các siêu thị tại quốc gia này.Ví những tên thủ phạm đứng sau vụ việc như "con sâu làm giàu nồi canh", Thủ tướng Australia kêu gọi Quốc hội nhanh chóng cho phép nâng mức phạt tối đa với những hành vi phá hoại thực phẩm có chủ đích từ 10 lên 15 năm, tương đương với các tội ấu dâm hay khủng bố tài chính.
Ông Morrison cũng kêu gọi người dân tiếp tục mua dâu tây để giúp đỡ người nông dân và thận trọng kiểm tra sản phẩm trước khi sử dụng. Giới chức khuyến cáo người dân cắt dâu tây kiểm tra trước khi sử dụng.
Cuộc truy tìm thủ phạm liên quan vụ các trái dâu tây tươi bị cắm kim khâu ở Australia đã vượt ra ngoài biên giới nước này khi New Zealand ngày 23/9 thông báo trường hợp đầu tiên ở nước này phát hiện kim khâu trong quả dâu tây nhập khẩu từ nước láng giềng Australia. Sau khi một khách hàng ở thành phố Auckland của New Zealand thông báo phát hiện các kim khâu ghim trong các trái dâu tây nhãn hiệu Choice nhập khẩu từ bang Tây Australia, chuỗi siêu thị Countdown thuộc sở hữu của tập đoàn siêu thị Woolworth đã rút toàn bộ sản phẩm dâu tươi nhãn hiệu này khỏi hệ thống cửa hàng trên khắp New Zealand.Countdown cũng thông báo tạm thời ngừng nhập dâu tây từ Australia. Siêu thị đã thông báo vụ việc tới nhà chức trách Australia, trong khi đó cảnh sát cùng các cơ quan chức năng ở New Zealand đã ngay lập tức mở cuộc điều tra./.
>>> “Cuộc khủng hoảng dâu tươi”: Siêu thị Australia ngừng bán kim khâu
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Sau Australia, dâu tây gắn kim khâu xuất hiện ở New Zealand
10:33' - 24/09/2018
New Zealand thông báo trường hợp đầu tiên ở nước này phát hiện kim khâu trong quả dâu tươi nhập khẩu từ nước láng giềng Australia.
-
Đời sống
Phát hiện mới: Ăn dâu tây sẽ đẩy lùi nguy cơ ung thư
20:28' - 21/08/2018
Ăn dâu tây mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ viêm ruột kết, từ đó đẩy lùi nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35'
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15'
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14'
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Thái Lan lập kỷ lục mới về giá trị
11:25' - 25/04/2025
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2025 tăng tới 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29,5 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Lạng Sơn
11:20' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, tạm giữ 1.380 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
USD yếu đi, giá dầu thế giới tăng nhẹ
07:29' - 25/04/2025
Phiên 24/4, giá dầu thế giới đi lên, khi các nhà đầu tư cân nhắc nhiều yếu tố như đà giảm của đồng USD, khả năng nguồn cung tăng, chính sách thuế quan của Mỹ và diễn biến địa chính trị.