10 sự kiện nổi bật ngành công thương
Xuất nhập khẩu vượt 500 tỷ USD xếp top 1 trong 10 sự kiện ngành công thương. Ảnh minh họa: TTXVN
Bộ Công Thương đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành; trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết…
1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc; xu hướng bảo hộ mậu dịch và việc các nước đang ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại.
2. Việt Nam thực hiện mở cửa hội nhập một cách mạnh mẽ hơn với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết. Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
3. Công tác quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận thương mại, xuất xứ được củng cố, góp phần quan trọng ổn định thị trường. Năm 2019, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu, đặc biệt là dưới áp lực của xung đột thương mại Mỹ - Trung, các hành vi gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng với các hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp.
Để tăng cường quản lý đối với các vấn đề này, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 824 theo Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ và kế hoạch hành động của Bộ để triển khai Đề án này.
4. Công Thương là Bộ đầu tiên thực hiện kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Cổng Dịch vụ này chính thức khai trương vào ngày 09/12/2019 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Bộ đã chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, gồm: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi và Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương.
5. Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành công thương. Cuộc vận động này từ phong trào góp phần tạo chuyển biến về nhận thức trong toàn xã hội đã dần trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt một cách mạnh mẽ.
Cuộc vận động đã đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo cho thị trường trong nước giữ vững được đà tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5% trong 10 năm qua, cao hơn 3 lần so với mức tăng trưởng GDP và đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu).
6. Sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 25% trong giai đoạn hiện nay và được dự báo quy mô thị trường có khả năng lên tới 13 tỷ USD vào năm 2020.
Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới với việc tìm hiểu và kết nối với Amazon Global Selling bằng chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon nhằm gia tăng xúc tiến thương mại và xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử...
EVN cung cấp hợp đồng điện điện tử. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
7. Chỉ số tiếp cận điện năng tiếp tục được cải thiện. Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại báo cáo Doing Business 2019, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng năm thứ 6 liên tiếp với số điểm là 88,2 điểm (tăng 0,26 điểm so với năm 2018 là 87,94 điểm) và tiếp tục đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN-4 và nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia hiệp định CPTPP, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế; duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện.
Theo đó, tại Việt Nam, khách hàng chỉ cần thực hiện 4 thủ tục, thấp hơn trung bình số thủ tục các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4,2 thủ tục); Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện được Doing Business của Ngân hàng Thế giới đánh giá đạt 7/8 điểm, ngang bằng các nước nhóm 4 ASEAN.
8. Việt Nam thành công trong việc sản xuất máy biến áp nguồn dự phòng 500kV công suất 467 MVA. Thành tựu này là một bước nhảy vọt về năng lực công nghệ, trình độ thiết kế, chế tạo của doanh nghiệp, đảm bảo mọi điều kiện để sản xuất các gam máy biến áp đang vận hành trên lưới điện quốc gia, đảm bảo mọi điều kiện để sản xuất các gam máy biến áp 500kV đang vận hành trên lưới điện quốc gia.
Thành tựu khoa học công nghệ này giúp Việt Nam làm chủ được chế tạo, bảo dưỡng một trong những thiết bị chính của nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước qua đó đảm bảo khả năng vận hành liên tục và an toàn cho hai Nhà máy Thủy điện Sơn La và Lai châu nói riêng và góp phần đảm bảo anh ninh năng lượng quốc gia nói chung.
9. Quá trình tái cơ cấu lực lượng quản lý thị trường đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, Tổng cục quản lý thị truonwgf đã giảm được 235 đội Quản lý thị trường và sẽ tiếp tục giảm 70 Đội vào năm 2020, từng bước kiện toàn công tác bổ nhiệm lãnh đạo các cấp trong Tổng cục và cơ bản hoàn thành Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2019, lực lượng Quản lý thị trường đã tấn công được vào nhiều điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được với việc phát hiện, xử lý trên 90.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước gần 500 tỷ đồng (chưa tính trị giá hàng tịch thu chưa bán).
10. Việt Nam đạt được bước phát triển đột phá về năng lượng mặt trời với với công suất đưa vào vận hành lên tới gần 5.000 MW. Đây là tín hiệu cho thấy sự tích cực và hiệu quả do cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ trong bối cảnh phụ tải điện tiếp tục tăng cao, yêu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển ngày càng lớn; có ý nghĩa quan trọng về mặt đảm bảo cung cấp điện, mỗi năm bổ sung khoảng 7-9 tỷ kWh góp phần giảm nguy cơ thiếu điện, giảm công suất điện chạy dầu giá cao, hướng phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính./.
- Từ khóa :
- bộ công thương
- 10 sự kiện
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều khuyến nghị cho phát triển năng lượng tại Việt Nam
13:50' - 10/12/2019
Các khuyến nghị này tập trung vào: năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, cải cách ngành năng lượng, tiếp cận năng lượng, dữ liệu và thống kê năng lượng.
-
Doanh nghiệp
Công nghiệp chế biến chế tạo giữ đà tăng trưởng cao
17:14' - 06/12/2019
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 11 chỉ tăng 5,4%, ước tính giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam phục vụ hiệu quả quản lý các cấp
12:47'
Sáng 2/7, Hội thảo tham vấn "Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội nhằm tham vấn các bên liên quan về nhu cầu sử dụng thông tin khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước từ 1/7/2025
12:14'
Từ ngày 1/7/2025, 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Dưới đây là thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò quốc tế tại Hội nghị FfD4
10:16'
Sáng 1/7 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã dự và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận toàn thể của Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp lại giang sơn và sức mạnh đoàn kết: Để nghị quyết Đảng thấm sâu vào thực tiễn
08:43'
Không sắp xếp lại hệ thống hành chính, đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì đất nước sẽ chậm phát triển. Đó là yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.