100 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane: Người vun đắp liên minh son sắt Lào-Việt
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane kính yêu là những người đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam mà sau này đã được các nhà lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng dày công vun đắp và cùng nhau xây dựng.
Đó là mối quan hệ quốc tế mẫu mực, hiếm có, thủy chung, trong sáng, là quy luật tồn tại và phát triển, một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước, là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc.
Bà Sounthone Xaynhachak, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lào Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã khẳng định như vậy trong bài nhân kỷ niệm 45 năm Quốc khánh CHDCND Lào (2/12/1975 - 2/12/2020) và kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane (13/12/1920 - 13/12/2020).
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Lào, Chủ tịch Kaysone Phomvihane luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Lào.
Ông Somsavat Lengsavath, nguyên Phó Thủ tướng Lào và từng là thư ký của Chủ tịch Kaysone 27 năm, cho biết: Sinh thời, bác Kaysone thường xuyên căn dặn lý do Lào phải có mối quan hệ vĩ đại với Việt Nam, bởi vì hai nước đều cùng chung một số phận bị đế quốc Pháp đến xâm chiếm.
Lào và Việt Nam đều trở thành thuộc địa của Pháp nên bắt buộc phải liên minh với nhau để chống kẻ thù chung, giải phóng đất nước của cả hai nước.
Ngay từ đầu, thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cho đến sau này, khi hai đảng đã thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, hai bên đã bàn bạc về sự hợp tác liên minh chiến đấu giữa hai đảng, hai nước để chống kẻ thù chung, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.
Đây là yêu cầu khách quan, rất cần thiết không phải do bị ép buộc phải đoàn kết với nhau. Chính vì vậy, hai nước phải duy trì, bảo vệ mối quan hệ vĩ đại này mãi mãi.
Ông Somsavat Lengsavath hồi tưởng:Bác Kaysone đã căn dặn, sau này mỗi nước đã dành toàn thắng, nước Lào và Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước, nhưng truyền thống này không được quên, phải giữ vững mãi mãi.
Trong các cuốn sách, các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Kaysone Phomvihane luôn khẳng định chính sách trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào ngày 21/9/1965, Chủ tịch Kaysone Phomvihane khẳng định: “Nhìn lại lịch sử 20 năm đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai dân tộc anh em Lào - Việt Nam chúng ta luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ, hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc là quan hệ đặc biệt”.
Chủ tịch Kaysone cũng chính là người đã đề nghị lãnh đạo của Lào đồng ý cho Việt Nam vận chuyển các khí tài qua đất Lào. Ông Somsavat Lengsavath kể lại: lúc đó, bác Kaysone là Tổng Bí thư đã bàn bạc với Ban lãnh đạo Trung ương về việc cho Việt Nam mượn đất để mở đường Trường Sơn và đã được mọi người hoàn toàn nhất trí.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là lúc đó nước Lào có hai vùng, một vùng là do chính quyền Viêng Chăn kiểm soát, một vùng sát với biên giới Việt Nam là vùng giải phóng do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo.
Lúc đó, để địch không vu cáo Mặt trận Lào yêu nước, Chủ tịch Kaysone đã trao đổi rất kỹ với lãnh đạo của đảng để tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng về vấn đề này và sẵn sàng giúp đỡ các đồng chí quân tình nguyện Việt Nam bảo vệ an toàn cho việc vận chuyển ấy.
Nguyên Phó Thủ tướng Lào Somsavat Lengsavath chia sẻ: Mặc dù biết là dành phần đất này cho Việt Nam sử dụng sẽ bị đế quốc Mỹ phá hoại, nhưng bác Kaysone bảo là mình phải chịu hy sinh, vì tình nghĩa quốc tế, đồng thời cũng vì mình bởi đế quốc Mỹ là kẻ thù chung. Nếu đế quốc Mỹ chiếm được Việt Nam thì cũng chiếm nước Lào.
Chính vì vậy, Đảng của Lào, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kaysone đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương này. Đây là quyết định thể hiện tình thần yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng, dành phần đất của mình cho Việt Nam sử dụng để giải phóng miền Nam.
Sau khi hai nước Lào và Việt Nam hoàn toàn được giải phóng năm 1975, quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới. Trong bài phát biểu chào mừng Đại hội lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng12/1976), Chủ tịch Kaysone khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới, có nhiều tấm gương sáng về tình cảm quốc tế vô sản, nhưng chưa có khi nào và chưa có ở nơi đâu tồn tại mối quan hệ đoàn kết chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như mối quan hệ Lào - Việt Nam. Mối quan hệ đó đã trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng, mẫu mực, hiếm có và ngày càng được củng cố, phát triển vững chắc. Chúng tôi nguyện hết sức vun đắp cho tình hữu nghị Lào - Việt Nam ngày một xanh tươi, đời đời bền vững”.
Kế tục sự nghiệp của các nhà lãnh đạo tiền bối, trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục biến động sâu sắc, nhanh chóng, phức tạp và khó lường, tác động không nhỏ đến các nước, trong đó có Lào và Việt Nam, song dưới sự chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng của mỗi nước tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng.
Các nội dung thỏa thuận giữa hai Đảng, hai nước đã được các cấp, các ngành, địa phương của hai bên phối hợp triển khai tích cực, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước, củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lào dự kiến khởi công dự án đường sắt nối Lào - Việt Nam vào năm 2021
16:53' - 17/10/2019
Tuyến đường sắt sẽ dài khoảng từ 240 km đến 270 km, trong đó chiều dài tuyến chạy trên đất Lào khoảng 150km, khoảng 120 km còn lại sẽ nằm trên đất Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.