16 ngân hàng thương mại giảm hơn 18.000 tỷ đồng lãi suất

18:04' - 30/12/2021
BNEWS Trong năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp.
Chiều 30/12, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ ngày 15/7 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết

Theo đó, ngân hàng có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giảm số tiền lãi cho khách hàng là 5.176 tỷ đồng, đạt 90,8% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng 3.822 tỷ đồng, đạt 95,56% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỷ đồng cho 236.864 khách hàng.

Đứng thứ ba là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.019 tỷ đồng, đạt 112,17% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỷ đồng cho 834.397 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỷ đồng, đạt 40,94% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỷ đồng cho 104.359 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 357 tỷ đồng, đạt 104,09% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỷ đồng cho 37.248 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 440 tỷ đồng, đạt 44% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 84.151 tỷ đồng cho 2.222 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 592 tỷ đồng, đạt 84,57% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 252.805 tỷ đồng cho 120.113 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 478 tỷ đồng, đạt 79,65% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 190.164 tỷ đồng cho 267.724 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 221 tỷ đồng, đạt 100,85% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 39.197 tỷ đồng cho 26.981 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 285 tỷ đồng, đạt 63,34% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 94.124 tỷ đồng cho 62.167 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 199 tỷ đồng, đạt 48,46% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.998 tỷ đồng cho 17.607 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 155 tỷ đồng, đạt 310% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.175 tỷ đồng cho 3.936 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 128,75 tỷ đồng, đạt 85,84% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 44.770 tỷ đồng cho 7.197 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 193 tỷ đồng, đạt 345,23% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 51.341 tỷ đồng cho 42.043 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 35 tỷ đồng, đạt 87,06% so với cam kết. Tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.945 tỷ đồng cho 8.743 khách hàng.

 

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp.

Cùng đó, tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Tổng số tiền lãi lũy kế đến nay tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng.

Theo Phó Thống đốc, 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng. Kết quả giảm lãi của các ngân hàng ngân hàng nào giảm nhiều, ngân hàng nào giảm ít đều được công bố để cho dư luận đánh giá.

Phó Thống đốc cho rằng, đây là một trong những biện pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách lãi suất. Tất nhiên, các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp nhưng trong lúc này phải đồng hành chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nền kinh tế.

Trước đó, Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục