18 quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận ca mắc thủy đậu
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 21/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 548 ca mắc thủy đậu, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 có 4 ca). Đáng lưu ý, số ca mắc cao nhất ở nhóm tuổi tiểu học và mầm non. Bệnh nhân ghi nhận tại 18/30 quận, huyện; dẫn đầu là Chương Mỹ 230 ca, tiếp đến là Mê Linh 69 ca, Ba Vì 60 ca, Nam Từ Liêm 56 ca, Mỹ Đức 42 ca...
Riêng tại huyện Chương Mỹ từ đầu năm đến nay ghi nhận 5 ổ bệnh thủy đậu tại các trường học: Trường Mầm non Phú Nghĩa (6 ca), Trường Mầm non xã Đồng Lạc (29 ca mắc), Trường Mầm non xã Trung Hòa (17 ca mắc), Trường Mầm non xã Tốt Động (24 ca mắc), Trường Tiểu học Văn Võ (12 ca mắc).Ngay sau khi ghi nhận các ổ dịch thủy đậu, Trung tâm y tế các địa phương phối hợp với y tế các xã và nhà trường đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, đồ chơi, đồ dùng học tập, thiết bị bán trú; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn thầy cô giáo, phụ huynh học sinh biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh cho các cháu và biện pháp ngăn ngừa ổ dịch lây lan ra diện rộng.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do vi rút Varicella - Zoster gây ra và thường xảy ra quanh năm, nhưng thời điểm số người mắc bệnh tăng cao là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Đây là khoảng thời gian cuối Xuân đầu Hè, độ ẩm trong không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút gây bệnh phát tán và lây lan. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dự báo, số ca mắc thủy đậu có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây cho những người xung quanh. Đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường... Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc thủy đậu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách tắm nước ấm và trong phòng kín. Khi trẻ mắc thủy đậu cần giữ gìn vệ sinh tốt, tránh nhiễm trùng vết phỏng, gây tổn thương sâu qua lớp hạ bì, để lại sẹo cho bệnh nhân, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ sau này.Đáng lưu ý, nếu chăm sóc không đúng cách, ngoài việc nhiễm khuẩn từ các thương tổn da, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng về tim mạch, viêm tinh hoàn, viêm phổi và các biến chứng hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não... dẫn tới tử vong.
Bệnh nhân mắc thủy đậu cần ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm, để lại sẹo./.Tin liên quan
-
Đời sống
Hà Nội: Đầu năm 2023, số ca sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng nhanh
10:28' - 21/03/2023
Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 20/3, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 172 ca mắc sốt xuất huyết, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 (thành phố chỉ có 9 ca).
-
Kinh tế & Xã hội
Làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ?
15:21' - 03/10/2022
Nghi ngờ mắc bệnh khi bạn có các nốt phát ban dạng mụn nước hoặc mụn mủ không giải thích được do các bệnh thường gặp khác và có các dấu hiệu bệnh đi kèm và có các yếu tố dịch tễ.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Gần 40% người dân Nhật Bản được khảo sát trải lòng về cảm giác cô đơn
08:00'
Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ một thực trạng đáng lưu tâm: có đến 39% người dân nước này được hỏi thường xuyên hoặc đôi khi cảm thấy cô đơn.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 13/5
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 13/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 13/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Nhật Bản khuyến nghị thực hiện các biện pháp thích nghi với nắng nóng
18:39' - 12/05/2025
Ngày Hè với nhiệt độ cao từ 25 độ C trở lên được dự báo sẽ xảy ra ở nhiều khu vực của Nhật Bản từ ngày 13/5, khiến nhà chức trách khuyến nghị người dân thực hiện biện pháp thích nghi với nắng nóng.
-
Đời sống
Bếp ăn "từ tâm" nơi cửa Phật tại Khánh Hòa
17:49' - 12/05/2025
Những việc làm thầm lặng không chỉ mang đến những suất ăn miễn phí, mà còn là sự sẻ chia, làm ấm lòng những mảnh đời còn nhiều khó khăn trong xã hội.
-
Đời sống
Giá vé máy bay Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại hôm nay 13/5/2025
16:48' - 12/05/2025
Cập nhật giá vé máy bay từ Hà Nội đi TP.HCM và từ TP.HCM đi Hà Nội ngày hôm nay 13/5.
-
Đời sống
Lịch thi vào lớp 10 năm 2025 tại Hà Nội
10:13' - 12/05/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản số 892/SGDĐT-QLT ngày 20/3/2025 về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026.
-
Đời sống
Chi tiết giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn điện từ 10/5
10:09' - 12/05/2025
Giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn điện từ 10/5 được quy định tại Quyết định 1279/QĐ-BCT ngày 9/5/2025 của Bộ Công Thương.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 12/5
05:00' - 12/05/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 12/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 11/5
05:00' - 11/05/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 11/5 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 11/5, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 5, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.