2024 - năm nóng nhất trong lịch sử
Ngày 9/12, Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu Copernicus nhấn mạnh năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và là năm đầu tiên vượt "lằn ranh đỏ" vốn được vạch ra trong việc bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng quá nóng đến mức nguy hiểm.
Trong bản tin hằng tháng, Copernicus nêu rõ: “Tại thời điểm này, chắc chắn rằng năm 2024 sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận”. Nắng nóng bất thường chưa từng có đã đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu lên cao trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024 và sẽ làm lu mờ các mốc nhiệt cao kỷ lục ghi nhận vào năm 2023.
Cũng theo cơ quan trên, căn cứ dữ liệu tạm thời về mức tăng gần 1,6 độ C, năm 2024 còn là năm dương lịch đầu tiên có nền nhiệt trung bình cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ năm 1850-1900) khi nhân loại bắt đầu sử dụng lượng lớn nhiên liệu hóa thạch.
Tuyên bố của Copernicus phản ánh một năm mà các nước giàu và nghèo đều phải hứng chịu nhiều thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu xuất phát từ nguyên nhân con người. Nhà khoa học Julien Nicolas tại Copernicus nhận định năm 2025 sẽ bắt đầu với nhiệt độ toàn cầu “ở mức gần kỷ lục” và điều này có thể kéo dài trong vài tháng tới.
Các nhà khoa học cho biết rủi ro của biến đổi khí hậu tăng lên theo từng phần của một mốc nhiệt nhất định và việc vượt ngưỡng 1,5 độ C trong thời gian kéo dài hàng thập kỷ sẽ gây nguy hiểm lớn cho hệ sinh thái cũng như xã hội loài người. Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, 195 quốc gia trên thế giới đã nhất trí cố gắng duy trì nền nhiệt của Trái Đất ấm lên không quá ngưỡng an toàn là 1,5 độ C.
Phó giám đốc Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus Samantha Burgess nhấn mạnh rằng chỉ một năm nhiệt độ trên 1,5 độ C không có nghĩa là các quốc gia đã vi phạm Hiệp định Paris nói trên, nhưng con số này đồng nghĩa những hành động nhằm bảo vệ khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Hiện khí thải từ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng bất chấp cam kết toàn cầu nhằm đưa thế giới tránh sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt. Khi bị đốt cháy, nhiên liệu hóa thạch giải phóng khí nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, với lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển. Tình trạng đó làm gián đoạn các mô hình khí hậu và chu trình nước, đồng thời khiến thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Trước đó, vào tháng 10, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết với hướng hành động về khí hậu hiện nay, nhân loại sẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên thảm khốc 3,1 độ C. Các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và đến năm 2035 sẽ cần 1.300 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ từ bên ngoài cho quá trình chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 năm nay ở Azerbaijan, các quốc gia gây ô nhiễm lớn đã cam kết huy động ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm kể từ nay đến năm 2035 để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khoản tiền này chỉ như “muối bỏ bể”.
Tin liên quan
-
Đời sống
Lễ Giáng sinh ở các nước trên thế giới được tổ chức thế nào?
07:00' - 10/12/2024
Lễ Giáng sinh có những cách tổ chức khác nhau tùy từng quốc gia trên thế giới. Dưới đây là cách tổ chức lễ Giáng sinh của một số nước trên thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát huy giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
19:30' - 09/12/2024
Công viên Ðịa chất Lạng Sơn có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố: Bắc Sơn, Chi Lãng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Bangkok - thành phố có lượng du khách quốc tế lớn nhất thế giới
22:01' - 06/12/2024
Thủ đô Bangkok của Thái Lan là thành phố có lượng du lịch quốc tế lớn nhất thế giới trong năm 2024, sau khi thành phố này đón lượng khách kỷ lục là 32,4 triệu lượt người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
10:14'
Phán quyết của Thẩm phán liên bang John C. Coughenour là trở ngại pháp lý đầu tiên mà tân Tổng thống Trump đối mặt trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang cố gắng đảo ngược loạt quy định nhập cư của Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác với bang Espírito Santo của Brazil
10:06'
Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Buenos Aires Bùi Văn Nghị đã thăm và làm việc tại bang Espírito Santo để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục giữa Việt Nam và địa phương này.
-
Kinh tế & Xã hội
Thượng viện Mỹ thông qua đề cử Giám đốc CIA
10:02'
Ngày 23/1, với 74 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử ông John Ratcliffe làm Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA).
-
Kinh tế & Xã hội
Đón hơn 150.000 khách, sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt từ rạng sáng 24/1
08:42'
Rạng sáng 24/1, sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đông nghẹt, hành khách xếp dàng dài chờ vào làm thủ tục checkin, soi chiếu an ninh cũng như chờ ra máy bay.
-
Kinh tế & Xã hội
Thiệt hại được bảo hiểm trong vụ cháy rừng ở Los Angeles ước tính lên tới 28 tỷ USD
08:15'
Công ty mô hình hóa rủi ro thảm họa KCC ước tính thiệt hại được bảo hiểm từ các vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) vào khoảng 28 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24, sáng mai 25/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn
22:02' - 23/01/2025
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
-
Kinh tế & Xã hội
Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương
21:10' - 23/01/2025
Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
-
Kinh tế & Xã hội
Sơ tán hơn 31.000 người do đám cháy rừng mới ở Los Angeles (Mỹ)
20:41' - 23/01/2025
Đám cháy mới lan quá nhanh đã buộc hơn 31.000 người phải sơ tán.