3/4 mẫu xét nghiệm ở BV Bạch Mai có kết quả âm tính
Cuộc họp nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 sau khi tại Bệnh viện Bạch Mai phát hiện 16 ca mắc COVID-19.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay trong tối 28/3, Bệnh viện Bạch Mai đã cùng lực lượng Quân đội di chuyển gần hết số lượng người nhà của bệnh nhân trong bệnh viện đi cách ly tập trung tại Láng - Hòa Lạc (Hà Nội).Số ít còn lại ở bệnh viện là người nhà của những bệnh nhân có nguy cơ tử vong nhưng những người ở lại đều có kiểm soát và có khu vực riêng.
Trong tối 29/3, trên 7.000 mẫu xét nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai (gồm nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, nhân viên dịch vụ trong viện) sẽ có kết quả. Hiện tại 3/4 số lượng mẫu đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, chưa có nhân viên y tế nào trong số này mắc bệnh. Bệnh viện hiện có 793 bệnh nhân đang nằm ở bệnh viện, trong có 353 người có thể ra viện, 137 bệnh nhân có khả năng chuyển xuống tuyến dưới, 198 bệnh nhân nặng không thể di chuyển ra khỏi bệnh viện nếu không có phương tiện hỗ trợ... Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Sau khi 100% người trong bệnh viện được sàng lọc, xét nghiệm âm tính, bệnh viện được tiêu độc khử trùng toàn bộ, thì khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai đã "sạch hơn các điểm ngoài". Tuy nhiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, do quy định về cách ly toàn bộ bệnh viện khiến nhân viên y tế bệnh viện bị cách ly tại chỗ không được di chuyển.Vì thế ca trực trước kết thúc nhưng ca sau cán bộ y tế không đi làm được. “Chúng tôi phơi nhiễm chủ động, có đồ bảo hộ nên không thể áp dụng việc cách ly khiến nhân viên không thể đi làm”, Tiến sĩ Dương Đức Hùng nói. Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đề nghị "gỡ khó" cho nhân viên y tế bệnh viện về việc cách ly nếu không bệnh viện sẽ rất thiếu người.
* 7 nhóm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ Bệnh viện Bạch Mai Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế chỉ 7 nhóm đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai. Đó là những bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện đã được ra viện, về nhà hoặc chuyển về các tuyến, số này hơn 5.000 người. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao thứ hai là người nhà phục vụ bệnh nhân, thường xuyên đến căng tin, giao lưu với người phục vụ tại đây. Nhóm thứ ba là cán bộ y tế của bệnh viện, người có nguy cơ cao hơn là những người đến căng tin, người tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, 100% người tiếp xúc với ca bệnh đã cách ly, xét nghiệm và kết quả đều âm tính. Nhóm thứ tư, là những người đã học, thực tập, làm việc, trao đổi về chuyên môn ở trong Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 trở lại đây. Nhóm thứ năm là đối tượng phục vụ trong bệnh viện, có giao lưu đi lại và người thăm bệnh nhân trong khoảng thời gian đó. Một nhóm nữa rất quan trọng là các nhân viên của Công ty Trường Sinh. Họ không chỉ cung ứng dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai mà còn cho một số bệnh viện khác. Nhóm thứ bảy là mạng lưới phục vụ chăm sóc bệnh nhân với khoảng 800 người. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng, các tỉnh lập danh sách những người ở nhóm thứ sáu và bảy để quản lý thật chặt. Bộ Y tế yêu cầu rà soát lại tất cả đối tượng, yêu cầu người nào tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, với căng tin thì lập tức tiến hành cách ly. Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai có trách nhiệm chuyển danh sách các trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú, bệnh nhân điều trị ngoại trú, người học tập làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố. Các địa phương cần rà soát, tránh bỏ sót, đảm bảo bảo 100% các trường hợp phải được kiểm tra…/.- Từ khóa :
- ca bệnh
- bệnh viện bạch mai
- số ca nhiễm ở bạch mai
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31' - 02/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09' - 02/05/2025
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07' - 02/05/2025
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00' - 02/05/2025
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.