3 loại hình vận tải đường bộ được hoạt động ở vùng dịch nguy cơ rất cao
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã xây dựng lại phương án tổ chức vận tải đường bộ theo 4 cấp độ dịch.
Theo đó, vận tải hành khách bằng xe ô tô sẽ được hoạt động với tần suất bình thường trên địa bàn có dịch ở cấp 1 (nguy cơ thấp), cấp 2 (nguy cơ trung bình).Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3 (nguy cơ cao), Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên đảm bảo không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Về hoạt động vận tải khách theo tuyến cố định liên tỉnh (bao gồm cả xe buýt), Sở Giao thông Vận tải hai đầu tuyến báo cáo UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động tối đa không vượt quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được Sở Giao thông Vận tải công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện. Đối với địa bàn có dịch ở cấp 4, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô tô, gồm: vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, hợp đồng, du lịch (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên. "Xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không vượt quá 20% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện. Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ", Bộ Giao thông Vận tải đề nghị. Riêng hoạt động vận tải hàng hóa được tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; lái xe, người đi theo xe phải đáp ứng các yêu cầu theo đúng quy định của hướng dẫn. Đối với vận tải nội bộ bằng xe ô tô, hoạt động vận chuyển hàng hóa được tổ chức ở các cấp độ dịch. Hoạt động chở khách được hoạt động bình thường ở cấp 1, cấp 2; Hoạt động theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải điểm đi, điểm đến và có giãn cách chỗ trên phương tiện trên địa bàn cấp 3, cấp 4. Nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải diễn ra an toàn, thuận lợi, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách phải tuân thủ "Thông điệp 5K"; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách và người làm việc tại bến xe, nơi xếp dỡ hàng hóa, trạm dừng nghỉ ở một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh sẽ chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả). Đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô phải xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và quy định về phòng, chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố Đồng thời, yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định; Theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải; tự tổ chức xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm cao. "Đối với vận tải khách, trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4 phải lập danh sách hành khách đi xe; giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai; sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở Giao thông Vận tải nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID-19", hướng dẫn nêu rõ. Hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các bến xe, trạm dừng nghỉ, nơi xếp dỡ hàng hóa xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn theo các quy định về phòng, chống dịch; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức test nhanh COVID-19; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng; Đồng thời, niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch; tự tổ chức xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ xét nghiệm hành khách đi đường bộ, đường biển và đường sông trong một số trường hợp
09:41' - 17/10/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định số 10906/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường vận tải biển khi nào bớt căng thẳng?
17:53' - 16/10/2021
"Cuộc sống bình thường" trên đất liền có thể trở lại trong vài tháng tới nhờ các chương trình tiêm chủng vaccine được đẩy mạnh, nhưng trên biển, tình hình có thể chỉ bớt căng thẳng vào đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã có 27 địa phương tái khởi động tuyến vận tải khách liên tỉnh
21:03' - 15/10/2021
Tính đến 15/10, có 27 Sở Giao thông Vận tải đã báo cáo và được UBND địa phương chấp thuận phương án hoạt động trở lại các tuyến vận tải khách liên tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.