50 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023): Bài 3: Hiệp định Paris - mốc son lịch sử
Cách đây 50 năm, ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định Pari) được ký kết. Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta ở cả hai miền đất nước.
Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Hội nghị Paris và Hiệp định Paris mãi mãi đi vào trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngành Ngoại giao Việt Nam nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ.
* Ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Paris
- Đối với Việt Nam
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Hiệp định Paris là bước ngoặt lịch sử, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng, phát huy cao độ thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao, chính trị, quân sự, kết hợp thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng, đi đến Đại thắng mùa xuân 1975.
Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, toàn diện nhất, đầy đủ nhất ghi nhận các quyền cơ bản của Nhân dân Việt Nam; là sự công nhận chính thức của quốc tế đối với nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Đối với thế giới
Thắng lợi của Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của Nhân dân Lào và Campuchia; góp phần mở ra một giai đoạn mới ở khu vực Đông Nam Á - giai đoạn hòa bình, ổn định, khép lại quá khứ, hướng đến xây dựng cộng đồng ASEAN.
Hiệp định Paris là sự minh chứng hùng hồn cho chân lý “đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, củng cố niềm tin của Nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình. Hiệp định Paris đã đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập, tự do; vì hòa bình, công lý.
* Những bài học quý
Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện nay.
Trước hết, là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mở ra mặt trận ngoại giao, phát huy thế mạnh của ngoại giao, phối hợp với các mặt trận chính trị, quân sự; lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất các mặt trận, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành toàn thắng.
Thứ hai, là bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc; vận dụng đúng đắn phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tạo thời cơ, kéo địch vào đàm phán, chủ động tấn công ngoại giao và kết thúc đàm phán khi điều kiện chín muồi; xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta để làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.
Thứ ba, là bài học về tầm quan trọng của thực lực. Bác Hồ dạy: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Thắng lợi của Hội nghị Paris bắt nguồn từ những thắng lợi trên chiến trường, từ sự lớn mạnh không ngừng về thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đó là sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế; sức mạnh từ sự kết hợp tài tình giữa các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; giữa đánh và đàm, giữa chiến trường và bàn đàm phán.
Thứ tư, là bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kỳ quan trọng, bảo đảm thắng lợi.
Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Thứ năm, là bài học về xây dựng lực lượng. Từ Hội nghị Geneva năm 1954 đến Hội nghị Paris, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, được chuẩn bị và trang bị kỹ cả về kiến thức đối ngoại và nghệ thuật đàm phán.
Cùng với sự chỉ đạo sát sao, Đảng và Nhà nước ta đã chọn lựa, tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ đối ngoại bản lĩnh nhất, xuất sắc nhất tham gia hai đoàn đàm phán, góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris./.
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Ngoại giaoXem thêm:
>>50 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023): Bài 1: Quá trình tiến tới đàm phán tại Paris
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy 45 nạn nhân, vẫn còn 4 người mất tích
11:58'
Sáng 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông tin về vụ tai nạn đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mã hiệu QN 48-7105, xảy ra trên Vịnh Hạ Long vào chiều (19/7).
-
Kinh tế tổng hợp
Xử lý 14 sự cố điện do mưa dông trong vòng 15 phút
10:34'
Chỉ trong 15 phút sau khi mưa dông xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, ngành điện đã nhanh chóng xử lý 14 sự cố, cấp điện trở lại kịp thời cho khách hàng, thể hiện tinh thần trực chiến 24/7 và phản ứng nhanh.
-
Kinh tế tổng hợp
Đà Nẵng: Xuyên đêm khống chế vụ cháy rừng trồng keo
08:58'
Sáng 20/7, lực lượng chức năng với số lượng hàng trăm người tại xã Duy Xuyên (thành phố Đà Nẵng) vẫn đang nỗ lực khống chế vụ cháy tại khu vực rừng keo của người dân xảy ra trên địa bàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Truyền tải điện trực ban 24/24 giờ, không chủ quan trước bão WIPHA
08:58'
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã ban hành Công điện yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão WIPHA.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Trục vớt và lai dắt tàu về bờ
08:34'
Sau thời gian nỗ lực của các lực lượng chức năng, vào lúc 2h02, ngày 20/7, tàu Vịnh Xanh 58 mang biển kiểm soát QN-7105 đã được trục vớt và lai dắt vào bờ để các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong thời gian sớm nhất
07:47'
Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành Công điện yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục tổ chức tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ
06:29'
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất là cố gắng tìm kiếm nhanh nhất để hy vọng cứu thêm được người còn sống và cố gắng tìm kiếm tất cả thi thể nạn nhân.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Cứu chữa người bị thương, khẩn trương tìm kiếm người mất tích
06:26'
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, những người bị thương được đưa vào đây kịp thời và tiến hành đồng bộ các biện pháp để sơ cấp cứu
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Tìm kiếm nạn nhân xuyên đêm
06:22'
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại hiện trường, đêm 19/7, lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực từng giờ từng phút, với quyết tâm cao nhất nhằm tìm kiếm những người mất tích còn lại.