6 bị cáo kháng cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Trước đó, trong các ngày từ 5-13/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án này và tuyên phạt 9 bị cáo về cùng tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong đó, các bị cáo: Hoàng Thế Trung (sinh năm 1960, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội), Trần Cao Bằng (sinh năm 1954, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) cùng bị phạt 24 tháng tù giam; Nguyễn Văn Khải (sinh năm 1961, nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội), Vũ Thanh Hải (sinh năm 1960, nguyên Trưởng Phòng Sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên Phó Giám đốc Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex), Đỗ Đình Trì (sinh năm 1968, nguyên cán bộ Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng, nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội) cùng bị phạt 20 tháng tù giam; Trương Trần Hiển (sinh năm 1957, nguyên Trưởng Phòng Vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà – Hà Nội) 16 tháng tù giam.
Bị cáo Hoàng Quốc Thống (sinh năm 1955, nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng, nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội) và Nguyễn Biên Hùng (sinh năm 1950, nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng, nguyên Phó Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội) cùng bị phạt 16 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 32 tháng.
Bị cáo Bùi Minh Quân (sinh năm 1972, Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh thiết bị thuộc Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng, nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội) bị phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng.
Sau khi án sơ thẩm tuyên, 6 bị cáo: Hoàng Thế Trung, Trần Cao Bằng, Nguyễn Văn Khải, Vũ Thanh Hải, Trương Trần Hiển và Đỗ Đình Trì đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, đề nghị xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Hoàng Thế Trung cho rằng bản án sơ thẩm 24 tháng tù giam mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên là quá nặng đối với hành vi mà bị cáo gây ra. Theo bị cáo Trung, dự án đường ống nước sạch sông Đà là dự án sử dụng ống cốt sợi thủy tinh đường kính lớn lần đầu tiên được áp dụng Việt Nam.
Tất cả các nhà thầu thiết kế, nhà thầu sản xuất, nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát đều chưa từng có kinh nghiệm thực hiện vật liệu ống nhựa composite cốt sợi thủy tinh. Dù bị cáo đã nỗ lực phòng tránh rủi ro, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những sự cố đáng tiếc.
Trên cơ sở đó, bị cáo Trung cho rằng Tòa cấp sơ thẩm đã không xem xét áp dụng Điều 25 – Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ” theo hướng có lợi cho bị cáo Trung và các bị cáo khác.
Bị cáo Trung nêu: “Bản án sơ thẩm chưa đánh giá xem xét tới điều kiện, hoàn cảnh khi chúng tôi xây dựng Dự án đường ống nước sạch sông Đà để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân và thực tế dự án đã mang lại lợi ích lớn cho nhân dân Hà Nội. Vụ án không có hậu quả xảy ra dù là vật chất hay phi vật chất. Chi phí sửa chữa, khắc phục đã nằm trong kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của đơn vị quản lý, khai thác Dự án là Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex (nay là Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà) và hầu hết các hộ dân đang sử dụng nước đều xác nhận ý kiến hài lòng về chất lượng dịch vụ được cung cấp”.
Về nội dung này, bản án sơ thẩm đã kết luận, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 2/10/2016, tuyến ống đã 18 lần bị vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh nghiệp khai thác đã phải chi phí 16.618.883.494 đồng để khắc phục.
Việc tuyến ống liên tục bị vỡ đã gây hậu quả buộc doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian 386 giờ, lượng nước ngừng cấp là 1.744.904 m3, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tòa cấp sơ thẩm cũng nêu rõ, công nghệ sản xuất ống composite cốt sợi thủy tinh không nằm trong danh mục ngành, nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Do đó, không đủ cơ sở để xem xét dự án “Nhà máy sản xuất ống cốt sợi thủy tinh” là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới ở Việt Nam để hưởng ưu đãi.
Mặt khác, nội dung Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định: “Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xác định, những tài liệu, chứng cứ trong vụ án cho thấy, Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex không tuân thủ đúng quy trình, quy phạm trong việc sản xuất ống cốt sợi thủy tinh cấp cho Dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội. Do đó, không có căn cứ để áp dụng Điều 25 - Bộ luật Hình sự năm 2015 để loại trừ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo trong vụ án này.
Trong 5 bị cáo kháng cáo còn lại, hai bị cáo Đỗ Đình Trì và Vũ Thanh Hải thừa nhận đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhưng cho rằng mức án 20 tháng tù đối với cả hai bị cáo là quá nặng so với tính chất mức độ, vai trò của hai bị cáo trong vụ án.
Vì vậy, hai bị cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét cho hai bị cáo được hưởng án treo để bị cáo được cải tạo ngoài xã hội, có cơ hội chữa bệnh và làm việc để trang trải kinh tế cho gia đình.
Ba bị cáo còn lại gồm: Trần Cao Bằng, Trương Trần Hiển, Nguyễn Văn Khải kháng cáo đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét khách quan lại vụ án và triệu tập một số đương sự, người làm chứng, điều tra viên, cơ quan giám định… nhằm làm sáng tỏ nội dung có liên quan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội tuyên án 9 bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà
19:46' - 13/03/2018
Chiều 13/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà về cùng tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với 9 bị cáo
16:49' - 07/03/2018
Chiều 7/3, phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà chuyển sang phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà
11:18' - 05/03/2018
Sáng 5/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà. Hội đồng xét xử gồm 3 người, do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bình Thuận: Tuyên án vụ buôn lậu xăng, dầu trị giá hơn 2.000 tỷ đồng
18:27'
Chiều 19/8, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tuyên án vụ án buôn lậu hơn 136 triệu lít xăng, dầu với tổng trị giá 2.034 tỷ đồng từ nước ngoài về Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử cựu lãnh đạo Bình Dương: Viện Kiểm sát đề nghị trả 188 ha đất sai phạm cho tỉnh
17:59'
Chiều 19/8, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 28 bị cáo trong vụ án sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại Bình Dương.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cùng bị đề nghị từ 9-10 năm tù
16:21'
Chiều 19/8, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Gia hạn tạm giam bị can Nguyễn Phương Hằng
16:13'
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định gia hạn tạm giam thêm 19 ngày đối với bị can Nguyễn Phương Hằng.
-
Kinh tế và pháp luật
Những điểm mới trong Luật Sở hữu trí tuệ về sáng chế sử dụng ngân sách nhà nước
13:22'
Ngày 19/8, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”.
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật cảnh cáo đối với nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh
13:05'
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã quyết định kỷ luật đối với ông Ninh Văn Chủ, nguyên Bí thư Đảng ủy bộ phận, nguyên Giám đốc CDC tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước
12:30'
Tại kỳ họp thứ 23, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước đã xem xét kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế và ông Trương Hữu Nhàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
-
Kinh tế và pháp luật
Lý do Nguyễn Phương Hằng xúc phạm danh dự nghệ sĩ Hoài Linh và nhiều người khác
10:42'
Bà Nguyễn Phương Hằng khai nhận một số nội dung liên quan đến những phát ngôn ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, nhà báo Hàn Ni...
-
Kinh tế và pháp luật
Malaysia xem xét kháng cáo lần cuối của cựu Thủ tướng Najib Razak
07:06'
Tòa án liên bang Malaysia bắt đầu xem xét kháng cáo lần cuối của cựu Thủ tướng Najib Razak với bản án 12 năm tù giam liên quan đến vụ bê bối quỹ đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB).