6 cú sốc kinh tế có thể làm "rung chuyển" mùa Hè 2024

05:30' - 06/06/2024
BNEWS Chuyên gia chính trị Quốc tế Violetta Silvestri cho rằng mùa Hè năm 2024 có thể bị gián đoạn bởi ít nhất 6 cú sốc, có khả năng tác động tới nguyên liệu, giá cả và vận chuyển hàng hóa.

Nếu năm 2023 là năm nóng nhất từ trước đến nay thì năm 2024 có thể còn tồi tệ hơn với những hậu quả tai hại cho nền kinh tế. Ít nhất 6 cú sốc được các chuyên gia dự đoán.

Báo động chính là về lạm phát. Chỉ số này có thể tăng cao nếu các nguyên liệu thô và chuỗi cung ứng quan trọng bị ảnh hưởng bởi hạn hán và nắng nóng kỷ lục, khi mà khả năng năm 2024 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử đang ngày càng tăng.

Trong khi đó, giá của một số mặt hàng quan trọng nhất trên thế giới – khí đốt tự nhiên, năng lượng và các loại cây trồng chủ yếu như lúa mỳ và đậu tương – đã ở mức cao. Các tuyến vận tải biển quan trọng, đang rơi vào tình trạng hỗn loạn từ Biển Đỏ đến Kênh đào Panama, có nguy cơ bị rung chuyển một lần nữa bởi tình trạng khô hạn của các tuyến đường thủy. Và nguy cơ cháy nổ mang tính hủy diệt ngày càng gia tăng.

Triển vọng là một lời nhắc nhở nghiệt ngã về việc biến đổi khí hậu đang khiến lạm phát trở nên trầm trọng hơn, làm tăng chi phí năng lượng, thực phẩm và nhiên liệu. Thiên tai thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ thiệt hại nặng nề và chi phí bảo hiểm, đồng thời khiến việc dự đoán diễn biến thị trường trở nên khó khăn hơn. Theo Munich Re, thời tiết cực đoan và động đất đã gây thiệt hại toàn cầu 250 tỷ USD vào năm 2023.

Tóm lại, theo Cố vấn cấp cao tại Hartree Partners LP và cựu Giám đốc hàng hóa của Citigroup Inc Edward Morse, đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ, rủi ro lớn nhất “không phải là cuộc xung đột tại Ukraine, vấn đề Iran hay xung đột tại Trung Đông”, nguy cơ lớn nhất đối với mùa Hè, đối với toàn thế giới, là mùa bão ở Vịnh Mexico”. Có 6 lý do đáng báo động.

* Giá xăng tăng vọt

Giám đốc nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy, Gary Cunningham, cho biết giá khí đốt tự nhiên của Mỹ có thể tăng lên 4 USD trên 1 triệu đơn vị nhiệt của Anh vào cuối năm 2024 nếu thời tiết ấm áp làm tăng việc sử dụng điều hòa không khí đủ để làm xói mòn nguồn cung dồi dào hiện nay. Trong khi đó, các nhà sản xuất đang giảm sản lượng từ các lưu vực đá phiến để ứng phó với mức giá tương đối thấp, tạo tiền đề cho một thị trường thắt chặt hơn.

Nắng nóng gay gắt ở Đông Nam Á kể từ tháng 4/2024 đã thúc đẩy các thương nhân trong khu vực tăng cường vận chuyển khí đốt. Thời tiết nắng nóng cũng đã bao trùm tới Ai Cập, buộc quốc gia Bắc Phi phải dùng đến biện pháp mua LNG. Theo Giám đốc điều hành Akshay Kumar Singh của Petronet LNG Ltd, điều kiện khí hậu ở Ấn Độ đang thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu từ ngành điện.

Tại châu Âu và châu Á, sự gián đoạn do bão gây ra đối với hoạt động xuất khẩu của Mỹ và hạn hán ngày càng tồi tệ làm suy giảm ngành thủy điện ở châu Mỹ Latinh. Điều này có thể đẩy giá khí đốt tăng khoảng 50-60% so với mức hiện tại.

* Mất điện

Tại châu Âu, nắng nóng gay gắt có thể buộc một số nhà máy hạt nhân của Pháp – nơi cung cấp khoảng 70% sản lượng năng lượng của nước này – phải đóng cửa. Đó là vì nhiều lò phản ứng dựa vào sông để làm mát và khi nhiệt độ nước quá cao, các quy định về môi trường nhằm bảo vệ động vật hoang dã dưới nước có thể buộc các cơ sở phải tạm thời đóng cửa.

Trong khi đó, nhiệt độ tăng trên khắp Texas đang gây thiệt hại cho lưới điện của bang, với giá điện trong tháng 8 gần đây lên tới 200 USD/MWh, mức cao nhất kể từ năm 2022 vào thời điểm này trong năm. Rủi ro tăng giá là rất lớn: Giá đã tăng hơn 800% vào tháng 8/2023 dưới cái nóng như thiêu đốt. Và bang này đã nhiều lần đứng trước nguy cơ mất điện trên diện rộng trong hai mùa hè vừa qua.

* Giá thực phẩm tăng vọt

Giá lúa mỳ kỳ hạn đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 và các quỹ đang cắt giảm đặt cược giá xuống mà họ đã nắm giữ trong gần hai năm qua. Tình trạng hạn hán ở Nga, nước xuất khẩu lớn trên toàn cầu, đang khiến các nhà phân tích cắt giảm ước tính sản lượng. Công việc thực địa ở Tây Âu đã bị chậm lại do mưa quá nhiều, trong khi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp đe dọa hoạt động xuất khẩu ở Ukraine.

Thời tiết khắc nghiệt là một trong những nguyên nhân thúc đẩy giá ca cao tăng vọt và thị trường cà phê hiện phải đối mặt với những rủi ro tương tự. Giá cà phê Arabica tương lai, loại cà phê cao cấp được các công ty như Starbucks ưa chuộng, có thể tăng khoảng 30% trong những tháng tới. Người ta lo ngại rằng điều kiện thời tiết bất lợi và các vấn đề sản xuất có thể xảy ra ở Brazil, đồng thời các nhà quản lý tài chính sẽ rơi vào khủng hoảng.

* Kinh tế Mỹ đang trong thế cân bằng

Dự báo giá hàng hóa tăng cao liên tục sẽ tiếp tục cản trở cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và làm tăng nguy cơ lãi suất sẽ duy trì ở mức cao lâu hơn.

Trong khi đó, nắng nóng cực độ có thể sẽ bóp nghẹt kinh tế Mỹ bằng cách hạn chế năng suất của công nhân xây dựng và hạn chế đầu tư vốn, theo một nghiên cứu của chi nhánh Fed tại San Francisco. Nghiên cứu cho thấy nếu không có những nỗ lực quy mô lớn để giảm lượng khí thải carbon, sự gia tăng nhiệt độ cao trong tương lai sẽ làm giảm trữ lượng vốn hoặc giá trị đầu tư tích lũy xuống 5,4% và mức tiêu thụ hàng năm xuống 1,8% vào năm 2200.

* Lô hàng gặp rủi ro

Các chuyến hàng chở dầu cũng có thể bị ảnh hưởng do hạn hán có thể gây ra các vấn đề vận chuyển trên các tuyến đường thủy quan trọng như Kênh đào Suez.

Sông Rhine, tuyến đường thủy thương mại nhộn nhịp nhất châu Âu, vận chuyển mọi thứ từ dầu diesel đến than từ cảng khổng lồ Rotterdam ở Hà Lan, đang gặp nguy hiểm.

Chuyên gia năng lượng cấp cao tại StoneX Group, Carl Neill cho rằng, trong những tháng tới, mối đe dọa về thời tiết khắc nghiệt có thể khiến các nhà giao dịch hàng hóa không thể tiếp tục hoạt động.

* Giá dầu chịu áp lực

Nắng nóng gay gắt cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, từ khâu sản xuất đến vận chuyển và lọc dầu. Năm 2023, thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử ở Canada đã khiến các công ty khoan dầu khí phải ngừng sản xuất khoảng 300.000 thùng/ngày. Vào năm 2023, các vụ cháy rừng phần lớn đã ảnh hưởng đến khu vực sản xuất chính của quốc gia, nhưng năm nay tác động có thể rất lớn. Theo Cơ quan giám sát hạn hán Bắc Mỹ, tính đến cuối tháng Tư, 63% diện tích đất nước khô hạn bất thường, tạo điều kiện chín muồi cho hỏa hoạn.

Nhiệt độ cao có thể làm gián đoạn hoạt động của nhà máy lọc dầu , gây căng thẳng cho các đơn vị xử lý và ảnh hưởng đến khả năng duy trì nhiệt độ bên trong ổn định. Việc đóng cửa vĩnh viễn nhà máy lọc dầu sẽ xảy ra nếu lưới điện trở nên quá tải và nhà máy mất điện.

Thời tiết ấm áp cũng có nguy cơ làm gián đoạn đường ống dẫn dầu thô do khiến hơi nước tích tụ. Và một số thương nhân đang chuẩn bị cho mùa bão được dự đoán sẽ hoạt động bất thường, một mối đe dọa khác đối với các nhà máy lọc dầu.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục