6 nội dung trọng tâm phát triển logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo nhận định của Bộ Giao thông Vận tải, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện về vị trí địa lý và thuận lợi về kết nối giao thương với các vùng trong cả nước, các nước trong khu vực ASEAN và thế giới.
Trong đó, hoạt động giao thông vận tải với 4 phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển, hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics của vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, hệ thống logistics của vùng vẫn còn kém phát triển; trong đó, lĩnh vực giao thông đóng vai trò rất quan trọng.Vấn đề liên kết vùng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các trục giao thông chính nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
Do đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải sẽ là nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển logistics và gia tăng giá trị của các mặt hàng thế mạnh của vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng và cả nước.
Trước nhu cầu xây dựng hệ thống dịch vụ logictics càng trở nên bức thiết, các đại biểu đã tập trung phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển logistics cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó, tập trung vào 6 nội dung trọng tâm gồm: nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng kết nối; nhóm giải pháp phát triển dịch vụ vận tải; nhóm giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics; nhóm giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giao nhận, dịch vụ logistics; nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp về các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính đối với hoạt động của dịch vụ logistics.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có thể phát triển logistics rất tốt, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.Việc phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn và giải quyết các nút thắt về kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm tỷ trọng chi phí logistics xuống mức tương đồng với các nước trong khu vực, tiến đến mục tiêu hạ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, hiện tại do nguồn vốn đầu tư gặp khó nên không thể đầu tư theo cơ chế xin - cho.Vì vậy, các địa phương phải phát huy hiệu quả những cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, kết nối kho cảng với các cụm doanh nghiệp, phát huy vận tải đa phương thức, đặc biệt là phát huy lợi thế đường thuỷ nội địa để giảm sự quá tải của đường bộ,...
Ngoài ra, các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị các cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để khắc phục tình trạng thiếu, yếu và chắp vá như hiện nay.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tin tưởng rằng, trong những năm tới đây, nếu phát triển đồng bộ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong những khu vực phát triển mạnh mẽ, phát huy được tất cả lợi thế của vùng, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển logistics ở tầm cao mới để tránh tụt hậu
12:40' - 15/12/2017
Phát triển logistics ở Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
-
Chuyển động DN
Chi phí logistics của Việt Nam hiện khá cao so với các quốc gia trong khu vực
17:08' - 02/11/2017
Ông Đặng Vũ Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh dịch vụ Logistics, cho biết chi phí logistics của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực hiện khá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhân lực ngành logistics Việt Nam thiếu cả lượng và chất
13:28' - 12/10/2017
Để giải quyết được bài toán nguồn nhân lực ngành logictics, việc liên kết đào tạo giữa nhà trường - doanh nghiệp - nhà nước và hiệp hội cần đi vào thực chất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.