7 tháng, CPI cả nước tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây
Tuy nhiên, tính chung 7 tháng của năm 2021, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 7 tháng tăng 0,89%.
Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, CPI tháng 7/2021 tăng 0,62%; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,64%; khu vực nông thôn tăng 0,6%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng 7/2021 có 7 nhóm tăng giá so với tháng trước; 3 nhóm giảm giá, còn riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giữ giá ổn định.
Trong 7 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 2,36%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% so với tháng 6… Trong 3 nhóm hàng giảm giá, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch COVID-19 giảm 0,1%. Tiếp đó là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% so với tháng trước và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%.
Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 7 tháng năm 2021 như: giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 12 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 5.210 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.980 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 4.000 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 7 tháng năm nay tăng 20,36%. Điều này làm CPI chung tăng 0,73 điểm phần trăm.
Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục 7 tháng tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước đã làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp, gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao cũng làm cho giá gạo 7 tháng năm 2021 tăng 6,83% so với cùng kỳ năm trước, từ đó làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm…
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI của 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như: giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng giảm 0,44% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,09 điểm phần trăm; trong đó, giá thịt lợn giảm 5,4%; giá thịt gà giảm 1,7%.
Chính phủ cũng triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19; trong đó, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II và quý IV năm 2020. Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 7 tháng năm 2021 giảm 1,79% so với cùng kỳ năm 2020 đã tác động làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng khiến người dân hạn chế đi lại và theo đó giá vé tàu hỏa giảm 1,27% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 18,66%; giá du lịch trọn gói giảm 2,83%.
Cũng trong tháng 7, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tháng 7/2021 giảm so với tháng trước do đồng USD phục hồi; thị trường chứng khoán tăng điểm và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng nhẹ.Tính đến ngày 28/7/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.803 USD/ounce, giảm 1,78% so với tháng 6/2021. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2021 giảm 1,39% so với tháng trước; giảm 1,16% so với tháng 12/2020 và tăng 7,07% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 7 tháng năm 2021 tăng 16,43%.
Đồng USD trên thị trường thế giới tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng biến thể COVID-19 mới có thể đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu. Tính đến ngày 28/7/2021, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 92,6 điểm, tăng 1,72 điểm so với tháng trước.
Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.130 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 7/2021 tăng 0,09% so với tháng trước; giảm 0,23% so với tháng 12/2020 và giảm 0,55% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 7 tháng năm 2021 giảm 0,81%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 7 và 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Dự báo về mức tăng CPI trong những tháng cuối năm, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, do diễn biến phức tạp với quy mô lớn của đại dịch và thực hiện giãn cách xã hội ở hai thành phố lớn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước và các tỉnh Nam bộ làm đứt gãy và gián đoạn lưu thông hàng hoá.
Theo đó, sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản đến kỳ thu hoạch không tiêu thụ được, rớt giá, người nuôi trồng bị thua lỗ nên dừng sản xuất. Doanh nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm tạm ngừng sản xuất do dịch COVID-19 gây nên khan hiếm nguồn cung làm cho giá lương thực, thực phẩm, đồ uống tăng cao vào các tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá gas và nguyên vật liệu tăng theo giá thế giới; giá dịch vụ giáo dục tăng vào kỳ năm học mới…. Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng còn lại trong năm nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn mức tăng của tháng 7/2021, đặc biệt tăng cao vào các tháng cuối năm do giá những tháng cuối năm 2020 ở mức thấp. “Tuy vậy, dự kiến bình quân cả năm chỉ số CPI khoảng từ 3,3-3,6% thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra”, TS. Lâm nhận định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: CPI tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008
08:21' - 14/07/2021
Bộ Lao động Mỹ ngày 13/7 công bố báo cáo lạm phát nước này tiếp tục tăng trong tháng 6, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: CPI lên gần mức đỉnh của 9 năm
14:45' - 02/07/2021
Chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc tháng 6/2021 gần mức “đỉnh” của 9 năm và ở mức trên 2% trong tháng thứ ba liên tiếp, làm gia tăng sức ép lên việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Hà Nội: CPI 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,14% so với cùng kỳ
17:58' - 30/06/2021
Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng 1,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số CPI của Tp. Hồ Chí Minh tháng 6 đầu năm tăng 2,12%
21:34' - 29/06/2021
Ngày 29/6, Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 của thành phố tăng 0,22% so với tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19' - 27/03/2023
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40' - 27/03/2023
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32' - 27/03/2023
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59' - 27/03/2023
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57' - 27/03/2023
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53' - 27/03/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33' - 27/03/2023
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30' - 27/03/2023
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37' - 27/03/2023
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.