750 gian hàng sẽ trưng bày sản phẩm tại triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm – Đồ uống và Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống (Vietfood & Beverage - Propack Vietnam) năm thứ 27 tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8 tới đây tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Đây là sự kiện thường niên được Công ty Vinexad (Bộ Công Thương) tổ chức song song tại hai thành phố lớn là Tp. Hồ Chí Minh (tháng 8) và Tp. Hà Nội (tháng 11).
Theo đại diện Công ty Vinexad, trải qua 26 kỳ tổ chức và không ngừng phát triển, triển lãm đã khẳng định được vị thế của mình là nền tảng kết nối kinh doanh hàng đầu, nơi quy tụ các doanh nghiệp uy tín trong nước và quốc tế.
Với tổng diện tích 15.000 m2 tại lần tổ chức gần nhất, năm nay với quy mô dự kiến đạt 20,000 m2, triển lãm sẽ mang tới đa dạng danh mục lĩnh vực sản phẩm trưng bày như thực phẩm; đồ uống; thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng; thủy sản; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; máy móc, thiết bị sản xuất, đóng gói, bảo quản thực phẩm.
Năm nay, triển lãm bùng nổ với tổng diện tích trưng bày lên đến 20,000 mét vuông, quy tụ 750 gian hàng của 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với các lĩnh vực trưng bày đa dạng, rất nhiều thương hiệu tiêu biểu trong ngành đã lựa chọn Vietfood & Beverage - Propack 2023 làm nền tảng quảng bá giúp nâng tầm vị thế doanh nghiệp. Điều này cho thấy, sức hút của triển lãm được tổ chức gần 3 thập kỷ cũng như tiềm năng rất lớn của thị trường F&B với gần 100 triệu dân ở Việt Nam.
Đây cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đang rất rộng mở, nhờ vào lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan để thúc đẩy sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sang châu Âu.
Đại diện Công ty Vinexad nhấn mạnh, Vietfood & Beverage – Propack Vietnam lần thứ 27 hứa hẹn sẽ để lại ấn tượng bởi sự đầu tư và dàn dựng công phu của 11 khu trưng bày quốc tế (International Pavilions) đến từ Ấn Độ, Ba Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Nga, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Đặc biệt, năm nay triển lãm thu hút rất nhiều nhãn hàng thân quen như: Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới, Công ty TNHH Tân Nhất Hương, Công ty Dân ôn, Công ty Hoàng Anh, Công ty chứng nhận Halal, Công ty Đồng Giao, Công ty TNHH NFC...
Bên cạnh đó, sự kiện này còn được sự quan tâm gia của đông đảo doanh nghiệp lớn như: Công ty Song Hiệp Lợi, Công ty Cơ khí Alpha, Công ty Quang bảo, Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật V.M.S, Công Ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hào Tuấn…Việc tổ chức song hành 2 chuyên ngành lớn có sự liên kết chặt chẽ với nhau đã tạo điều kiện để các đối tác và khách hàng khảo sát và nắm bắt nhanh nhạy hơn về nhu cầu của thị trường, qua đó đưa ra xu hướng phát triển cần thiết cho doanh nghiệp.
Nhận định từ các chuyên gia, Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 là sự kiện nổi bật và đáng chú ý trong ngành thực phẩm và đồ uống. Thông qua triển lãm các đơn vị tham gia trưng bày có cơ hội xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với các doanh nghiệp mua hàng trong nước và quốc tế, tạo phạm vi tiếp cận tối đa với người mua trong khu vực không giới hạn về địa lý, tiếp thị hiệu quả tới các khách hàng tiềm năng và tăng cường nhận diện thương hiệu tới công chúng.
Bà Lưu Bảo Hoa – CEO Công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn chia sẻ, sau hơn 12 năm tham gia triển lãm Vietfood & Beverage – Propack có thể khẳng định đây là triển lãm lớn và uy tín, đặc biệt là trong ngành thực phẩm Việt Nam, thu hút đông đảo khách tham quan.
Tại đây, doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ các nhà sản xuất lớn đến từ trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng, mở rộng mạng lưới cung ứng, khai thông được những cơ hội hợp tác mới.
Điểm đặc biệt, Vietfood & Beverage – Propack Vietnam lần thứ 27 sẽ được tổ chức đồng thời gian và địa điểm với Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2023 và Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam (CBEE).
Mối giao thoa giữa các Triển lãm sẽ tạo thành chuỗi liên kết gia tăng hiệu quả thương mại, đa dạng hóa nguồn cung ứng, thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nội và ngoại khối.
Kết quả triển lãm năm 2022 cho thấy, triển lãm đã thu hút được 10,206 lượt khách thương mại, trong đó hầu hết là các chủ doanh nghiệp các công ty sản xuất trong ngành thực phẩm – đồ uống trong nước; các nhà nhập khẩu; phân phối, bán lẻ (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi); chủ nhà hàng, khách sạn …Cùng đó là khoảng 6.903 lượt khách tới tham quan và mua sắm.Khảo sát của Vietnam Report trong tháng 8/2022, có đến gần 90% doanh nghiệp thực phẩm đã đạt năng suất trên 80% so với thời kỳ trước dịch COVID-19; trong đó, 60% các công ty đã vượt mức năng suất trước đại dịch.
Đáng lưu ý, động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp thực phẩm 2022 dựa vào 2 yếu tố chính là sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa sau đại dịch và việc mở cửa trở lại cho khách du lịch dỡ bỏ giãn cách. Từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, nhất là các mặt hàng thực phẩm - đồ uống. Đà tăng trưởng của ngành thực phẩm dự báo tiếp tục kéo dài sang năm 2023. Hơn nữa, đa số các công ty đều lạc quan về tiềm năng bùng nổ tăng trưởng của ngành thực phẩm Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi Triển lãm quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống và y dược
17:43' - 01/08/2022
Vietfood & Beverage – Propack lần thứ 26 được kỳ vọng sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ như khu trưng bày quốc gia đến từ những thị trường như Ấn Độ, Ba Lan, Hy Lạp, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Indonesia...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.