8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
Đó là những mục tiêu Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra trong Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp và môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 vừa được ban hành.
Để đảm bảo mục tiêu đề ra, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.
Một là nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn ngành nông nghiệp và môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng.Hai là hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ rà soát và sửa đổi toàn diện các văn bản pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với mô hình tổ chức sau sáp nhập, đặc biệt với chính quyền địa phương cấp 2.Đồng thời, Bộ phối hợp với các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ các dự án và tín dụng xanh, thúc đẩy đầu tư cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường.
Các đề xuất sửa đổi pháp luật nhằm đảm bảo hành lang cho hoạt động nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân, từ chính sách tín dụng, thuế, bảo hiểm đến sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn, đồng thời cung cấp các chính sách hỗ trợ trong trường hợp thị trường biến động (đặc biệt đối với các mặt hàng như lúa gạo, một số loại trái cây).
Bên cạnh đó, Bộ sẽ triển khai các nghị quyết và chiến lược đã ban hành về phát triển nông nghiệp – nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng như các quy hoạch ngành quốc gia.
Ba là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản. Bộ sẽ tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả từ nông sản có giá trị thấp sang nông sản có giá trị cao, chuyển đổi những vùng lúa năng suất thấp, một vụ sang sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn; chú trọng xây dựng những vùng nguyên liệu lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp cho những sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Ngành phát triển nông nghiệp sinh thái, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm gắn với môi trường bền vững; thực hiện tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao… Đồng thời tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi... đáp ứng yêu cầu thị trường; bám sát diễn biến thời tiết, thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ, cơ cấu và diện tích), hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết… Ngành đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; tập trung giải quyết dứt điểm khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tầu cá khai thác trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam. Bốn là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành. Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát cắt giảm, đơn giản hoá quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, nhất là môi trường, kiểm tra chuyên ngành, đất đai, khoáng sản… Năm là tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cụ thể như: công nghiệp hóa nông nghiệp; nâng cao trình độ chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường; chú trọng khâu chọn, tạo giống; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.Ngành giảm chi phí sản xuất, chi phí trung gian và giảm mạnh tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp; phát triển hệ thống chế biến gắn với vùng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường…
Sáu là thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh được đặt lên hàng đầu, với định hướng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, song song với thúc đẩy tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống phân phối hiện đại. Ngành cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Bộ tiêu chí phân loại thị trường, xác định chỉ tiêu xuất khẩu theo tiểu ngành, lĩnh vực và thị trường, đặc biệt thị trường còn nhiều tiềm năng; xây dựng báo cáo thị trường xuất khẩu nông sản, giải pháp ứng phó đối với những thay đổi liên quan đến thuế, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật… tại các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Bảy là thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Ngành nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, canh tác đến chế biến, đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu số và hệ thống dự báo để nâng cao hiệu quả quản lý. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được hỗ trợ tiếp cận công nghệ và mô hình sản xuất thông minh. Tám là đẩy mạnh truyền thông phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Ngành nông nghiệp và môi trường sẽ đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu.Đồng thời, tăng cường tuyên truyền các mô hình sản xuất hiệu quả, khắc phục tình trạng thông tin không chính xác ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và các tổ chức sản xuất kinh doanh. Bộ cũng tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tập huấn, truyền thông và hỗ trợ thực hiện hiệu quả phân cấp, phân quyền trong sản xuất kinh doanh.
- Từ khóa :
- xuất khẩu
- xuất khẩu nông sản
- xuất khẩu thủy sản
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Yếu tố then chốt để tăng xuất khẩu trái cây
10:53' - 08/04/2025
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sầu riêng khi Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu, EU tăng tần suất kiểm tra tại biên giới lên 20%.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30' - 08/04/2025
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48' - 07/04/2025
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25' - 13/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50' - 13/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48' - 13/07/2025
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20' - 13/07/2025
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22' - 13/07/2025
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11' - 13/07/2025
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45' - 13/07/2025
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27' - 13/07/2025
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08' - 13/07/2025
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.