95 năm Ngày thành lập Đảng: Mệnh lệnh của thời đại!
Hôm nay, đất nước đón chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập mà nhân dân ta gọi rất tự nhiên, thân thiết và gần gũi là Đảng ta.
Hôm nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang khao khát ước nguyện dân tộc là sánh vai với cường quốc năm châu. Ước mơ đó càng thôi thúc khi đất nước đã vượt qua các “con gió ngược” tác động lớn đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam của năm 2023, rồi tiếp tục vững vàng trong năm 2024. Mà điển hình là siêu bão Yagi mạnh nhất 70 năm qua trên đất liền nước ta làm hàng trăm người chết và mất tích, gần hai ngàn người bị thương, thiệt hại vật chất vô cùng nặng nề. Trong bối cảnh đó và kinh tế thế giới nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam lại tiếp tục là điểm sáng, GDP tăng trưởng hơn 7%, vượt mục tiêu Quốc hội giao. Khát vọng dân tộc càng thôi thúc Đảng ta chèo lái đưa con thuyền đất nước hướng tới đích gần là hoàn thành kế hoạch năm 2025, năm cuối của chặng đường phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2025, và năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đích xa là giai đoạn nước rút tới mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc để nỗ lực đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước và Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Song cần thẳng thắn nhìn nhận, chặng đường đến những đích gần, tầm xa còn biết bao vấn đề cũ, mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết. Đơn cử chỉ riêng lĩnh vực công nghệ số trước những vận hội, thách thức từ bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây trăn trở: Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử. Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào. Nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa? Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó? Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu? Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường? Và ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện, khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập đến 89% giá trị linh kiện này. Tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam từ 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cấp I cung ứng cho Samsung thì tới 55 doanh nghiệp nước ngoài; tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp I, thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải... Trên thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp; trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình; 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, khoảng 5% sử dụng công nghệ cao. Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn. Đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm “lắp ráp - gia công”, là bãi rác về công nghệ của thế giới, trong khi doanh nghiệp trong nước không học hỏi được gì. Chỉ còn đúng 5 năm nữa là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, một phần năm thế kỷ nữa là đất nước kỷ niệm 100 năm độc lập. Nếu năm 2045, Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ lại ghi một dấu son bằng vàng vào lịch sử dân tộc, trở thành một hình mẫu về một đất nước phát triển đầy sự kỳ diệu. Đó là chỉ trong vòng 100 năm, một quốc gia có thể vượt qua cả ba chặng đường- “đứng dậy”, “thức dậy” và “vươn mình”- với vô vàn khó khăn, thách thức khắc nghiệt.
Vậy nên hôm nay chúng ta đang trong thời điểm lịch sử. Thời điểm này “không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có”. Thời điểm này rất cần ý chí, quyết tâm cao để nắm bắt thời cơ xen lẫn thách thức của một thế giới ngày nay chuyển động nhanh và vận động liên tục, gắn liền với cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI). Thời điểm này cũng đòi hỏi những quyết sách mang tính lịch sử, sự nỗ lực tối đa, những yếu tố đột phá để có thể khai thác và giải phóng các nguồn lực của quốc gia. Thời điểm này rất cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức Đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung". Đây đang là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng: Giao thông đi trước mở đường
11:10' - 01/02/2025
Phát triển kết cấu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.