AEC - Động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực
Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, năm 2015 tạo ra bước ngoặt trong lịch sử hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) với việc hiện thực hóa mục tiêu hình thành một Cộng đồng chung dựa trên ba trụ cột: Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội, trong đó Cộng đồng kinh tế (AEC) giữ vai trò trọng tâm, được coi là động lực thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực, tạo thế và lực cho mục tiêu hình thành cộng đồng theo Tầm nhìn ASEAN 2025.
Mục tiêu của AEC là tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xã hội, từ đó nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn với đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài.
AEC được xây dựng chủ yếu dựa trên 4 trụ cột chính: một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, sự phát triển kinh tế công bằng và sự hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu với một Bảng đánh giá AEC (AEC Scorecard) được lập nên nhằm theo dõi tiến trình thực hiện của các nước thành viên.
Những lợi ích mà các nước thành viên ASEAN được hưởng sau khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước.
AEC sau khi được thành lập sẽ đóng vai trò quan trọng đối với ASEAN như: trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng với các đối tác trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và các đối tác kinh tế bên ngoài nhằm đổi mới cấu trúc khu vực.
Thành tựu đáng kể nhất trong quá trình xây dựng AEC tới nay là ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và từ năm 2015 với 4 nước thành viên gia nhập sau, hình thành thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa.
Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên nâng cao các cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn.
Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử...
Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước thành viên gia nhập sau, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Về khía cạnh mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đẩy mạnh triển khai các FTA với 6 đối tác lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand, đồng thời tích cực đàm phán xây dựng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm tạo ra một không gian kinh tế mở ở Đông Á.
Ước tính, những tiêu chuẩn được thực thi đầy đủ dựa trên các điều khoản của AEC có thể giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN tăng 7% vào năm 2025 và tạo ra một sự thay đổi lớn trong cấu trúc kinh tế tại châu Á.
Có thể nói, AEC đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN và đưa ASEAN lên một tầm cao mới trở thành một khu vực phát triển năng động và thịnh vượng.
Tham gia AEC vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước thành viên trong việc hội nhập khu vực sâu và toàn diện, đồng thời tăng cường sự gắn kết nội khối.
Riêng đối với các nước thành viên kém phát triển hơn trong khối, AEC sẽ tạo điều kiện và cơ hội giúp cho các nước này có những bước phát triển nhanh để thu hẹp khoảng cách với các nước thành viên khác./.
Hồ Phương/BNEWS/TTXVN
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.