Ai Cập tìm cách giảm thâm hụt tài chính bằng cách bán tài sản nhà nước
Truyền thông Ai Cập ngày 15/1 đưa tin quốc gia Bắc Phi này đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách tài chính cho đến năm tài chính 2025-2026, bằng cách bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho các quốc gia mà chủ yếu là thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Theo báo cáo mới công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ai Cập đã lên kế hoạch tiếp nhận các khoản vay trị giá 2,6 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới cho đến năm 2025-2026, 400 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á, 300 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Phi, 600 triệu USD từ Quỹ Tiền tệ Arập cho đến năm 2023-2024, 1 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và 8,6 tỷ USD từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tác nước ngoài. IMF ước tính Ai Cập sẽ bị thâm hụt tài chính 17 tỷ USD trong 4 năm tới.
Vào tháng trước, Ban điều hành của IMF đã thông qua khoản vay trị giá 3 tỷ USD cho Ai Cập trong thời hạn 46 tháng theo Cơ chế Quỹ mở rộng và tiến hành giải ngân đợt đầu tiên 347 triệu USD.
Chương trình cải cách này do IMF hỗ trợ dự kiến sẽ huy động thêm 14 tỷ USD từ các đối tác quốc tế và khu vực của Ai Cập, bao gồm cả các nước GCC.
Thông qua chương trình cho vay, Ai Cập đang tìm cách giải quyết sự mất cân bằng vĩ mô trong nền kinh tế do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar, gần đây đã cam kết tăng cường đầu tư vào Ai Cập với mục đích hỗ trợ nền kinh tế của quốc gia Bắc Phi trước những tác động mạnh mẽ của cuộc xung đột tại Ukraine làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch COVID-19.
Mới đây, Công ty đầu tư Saudi Arabia Ai Cập (SEIC) đã được thành lập, thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư Công của Saudi Arabia (PIF), nhằm mua lại cổ phần của 4 công ty nhà nước Ai Cập có trị giá lên tới 1,3 tỷ USD.
Ngoài ra, Ai Cập cam kết nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong tăng trưởng song song với việc giảm quy mô của thành phần kinh tế nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức công và tư, đồng thời tăng cường quản trị và cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ định hướng xuất khẩu và tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Chính phủ nước này đã cam kết với IMF sẽ giảm đầu tư vào các dự án công, bao gồm cả các dự án quốc gia, để giảm lạm phát và duy trì dự trữ ngoại tệ.
Để nhận được khoản vay bổ sung 3 tỷ USD từ IMF, Ai Cập cũng tuyên bố đảm bảo khoản tiền gửi 28 tỷ USD của các quốc gia vùng Vịnh tại ngân hàng trung ương nước này sẽ không đáo hạn trước tháng 9/2026 và sẽ không được sử dụng để mua cổ phiếu hoặc nợ./.
- Từ khóa :
- Ai Cập
- kinh tế Ai Cập
- ngân sách Ai Cập
Tin liên quan
-
Tài chính
Thu ngân sách từ dầu khí của Nga năm 2022 tăng hơn 36 tỷ USD
20:24' - 16/01/2023
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nguồn thu ngân sách của nước này từ dầu khí tăng 28%, tức 2.500 tỷ ruble (36,7 tỷ USD) trong năm 2022.
-
Tài chính
UAE và Mỹ phân bổ 20 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch
08:32' - 16/01/2023
Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Mỹ ngày 15/1 tuyên bố sẽ phân bổ 20 tỷ USD để tài trợ cho cho các dự án năng lượng sạch và tái tạo ở Mỹ với công suất 15 GW tới năm 2035.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bốn tổ chức tài chính nước ngoài mới được thành lập tại Thượng Hải
08:34'
Một chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự ra mắt tập thể này nhấn mạnh cam kết lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Trung Quốc.
-
Tài chính
Người nộp thuế, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển sang bộ máy mới
17:15' - 20/03/2025
Người đứng đầu ngành thuế khẳng định sẽ đảm bảo bộ máy mới vận hành thông suốt, ổn định, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đã trình dự thảo nghị quyết về thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa
15:39' - 20/03/2025
Đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro.
-
Tài chính
Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá
14:09' - 19/03/2025
Ngày 19/3, tại đã diễn ra tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số” do báo Nhân Dân cùng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức.
-
Tài chính
Hàn Quốc thúc đẩy doanh số bán trái phiếu kho bạc
07:30' - 19/03/2025
MOEF có kế hoạch phát hành số trái phiếu KTB kỷ lục là 200.000 tỷ trong năm nay.
-
Tài chính
Gắn biển “Công trình kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành tài chính”
20:15' - 18/03/2025
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Bộ Tài chính là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách nhằm giải quyết những khó khăn về diện tích làm việc cho cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan Bộ Tài chính
-
Tài chính
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:31' - 18/03/2025
Theo cơ quan thuế, việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục thuế giúp quá trình tinh gọn bộ máy hành chính diễn ra thuận lợi, đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ thuế và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
-
Tài chính
Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thành một nền kinh tế năng động
12:00' - 18/03/2025
Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để trở thành một nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam luôn cởi mở và thân thiện với đầu tư.
-
Tài chính
Từ TikTok đến Phố Wall: Ảnh hưởng của Thế hệ Z đến thị trường tài chính
07:58' - 18/03/2025
Không giống như Thế hệ X có xu hướng theo đuổi chiến lược dài hạn với cách tiếp cận bảo thủ hơn, Thế hệ Z thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn.