Algeria chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ cho tháng lễ Ramadan
Trong cuộc họp mới đây của Hội đồng Bộ trưởng, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika đã yêu cầu chính phủ phải bảo đảm lượng hàng hóa phục vụ nhân dân để tháng lễ Ramadan diễn ra tốt đẹp, đồng thời yêu cầu kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa nhất là các mặt hàng lương thực, không được để cháy hàng hóa, tăng giá hàng hóa một cách phi lý và để bất cứ người dân nào thiếu đói trong dịp này.
Để đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường nhất là hàng lương thực, chính phủ đã phải tích trữ một lượng hàng hóa đủ lớn trong dịp này. Tính đến cuối tháng 4, Hiệp hội lương thực Algeria (Oaic) đã có một khối hàng dự trữ 2,1 triệu tấn bột mỳ mềm dành cho sản xuất bánh mỳ và bánh ngọt, và 1,4 triệu tấn bột mỳ cứng - số lượng đủ để cung ứng cho 200 ngày (6 tháng).Về rau củ và gạo, cơ quan này có 2.760 tấn đậu Hà Lan, 1.305 tấn gạo, 2.738 tấn hạt đậu trắng. Oaic cũng đã tăng trữ lượng sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân trong dịp tháng lễ.
Tính đến cuối tháng 3, hơn 57.000 tấn sữa bột đã được nhập về để sản xuất sữa tiệt trùng được đóng vào túi và bán cho người dân với giá quy định là 25 dinars/túi (5.000 VND). Lượng sữa này đủ để đáp ứng nhu cầu người dân trong vòng 3 tháng đến tháng 7.
Bộ Công thương sẽ nhập 12.000 tấn sữa nữa trong tháng 7 để đáp ứng nhu cầu cho đến cuối tháng 10. Tập đoàn Nhà nước Giplait quản lý 15 nhà máy sữa đáp ứng 49% nhu cầu trong nước cung ứng 7.6070 tấn sữ bột mỗi tháng cho thị trường trong nước.
Hiệp hội rau quả và thịt Algeria (Onilev) có khối lượng thị trắng dự trữ 13.000 tấn bao gồm 10.000 tấn thịt tươi và 3.000 thịt đông lạnh. Đối với thịt trắng, Onilev khẳng định giá cả sẽ không tăng tại 114 điểm bán hàng thuộc hiệp hội này trên toàn quốc.Ngoài ra, khoảng 400 tấn thịt đỏ nội địa (cừu và bò) cũng sẽ được cung cấp ra thị trường. Khu vực tư nhân sẽ chịu trách nhiệm cung ưng 4.860 tấn thịt đỏ (nội địa và nhập khẩu).
Thịt được nhập về từ các nước như Braxin, Niu Zeland và Tây Ban Nha. Liên quan đến hàng nông sản tươi, hoa quả sẽ được cung ứng đủ cho thị trường vì tháng Ramadan lại rơi vào đúng vụ thu hoạch nhất là khoai tây, hành, tỏi, cà chua và nho, cũng như nhiều loại nông sản khác.
Ông Ibrahim Mohamed, chủ của hàng tiện lợi Galaxy tại thủ đô Alger cho biết, giống như mọi năm, nhu cầu mua hàng trong dịp này luôn tăng rất cao. Nhân viên cửa hàng phải làm việc hết công suất. Lượng hàng hóa bán ra tại cửa hàng tăng lên 30%, thậm chí 50%. Hàng hóa được nhập từ các nhà sản xuất trong nước và được nhập khẩu từ Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ. Các loại hàng được tiêu thụ nhiều nhất đó là dầu ăn, gạo, socola, bánh kẹo, sữa, trứng.
Để bảo đảm bảo bệ tốt nhất người tiêu dùng, ngành thương mại sẽ huy động hàng nghìn nhân viên để kiemr soát chất lượng và giá hàng hóa. Việc kiểm soát sẽ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực nhạy cảm (thịt, bánh ngọt), điều kiện vệ sinh hàng hóa và tôn trọng giá cả các mặt hàng được quy định (dầu ăn, đường, sữa...). Người dân Algeria đang đón chờ một tháng lễ bình yên, ấm cúng bên gia đình, người thân và cùng cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả mọi người trong một vài ngày tới./.- Từ khóa :
- tháng lễ ramadan
- hồi giáo
- người hồi giáo
- tháng ăn chay
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cơ hội kinh doanh tại Algeria dành cho doanh nghiệp Việt
09:48' - 31/05/2016
Algeria đang cần đầu tư để phát triển các ngành kinh tế phi dầu mỏ như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
EU không có ý định từ bỏ nhập khẩu khí đốt của Algeria
14:05' - 24/05/2016
Liên minh châu Âu (EU) không có ý định từ bỏ nhập khẩu khí đốt của Algeria, đồng thời khẳng định Algeria là nước cung cấp khí đốt quan trọng của EU.
-
Kinh tế Thế giới
IMF khuyến nghị Algeria tiếp tục cải cách và củng cố ngân sách
13:08' - 15/03/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa lên tiếng khuyến nghị Chính phủ Algeria cần tiếp tục những nỗ lực cải cách và củng cố ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm Algeria đồng ý "đóng băng" sản lượng dầu mỏ
10:17' - 10/03/2016
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Salah Khebri ngày 9/3 cho biết nước này đồng ý với sáng kiến của Saudi Arabia và Nga là "đóng băng" sản lượng dầu mỏ nhằm đẩy giá dầu lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Xe & Công nghệ
Lạm phát “ghìm cương” thị trường ô tô châu Âu
15:01' - 21/01/2025
Doanh số bán ô tô tại châu Âu năm 2024 tăng trưởng yếu do lạm phát kéo dài, chi phí vay tăng cao và người tiêu dùng thờ ơ với xe điện. Những nhân tố này khiến người dân trì hoãn việc mua xe mới.