Ấn Độ có kế hoạch nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo

19:04' - 18/07/2024
BNEWS Các nguồn tin giấu tên cho hay, New Delhi dự kiến hạ giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati xuống 800-850 USD/tấn, từ mức 950 USD/tấn, để thúc đẩy xuất khẩu.

Các nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này có thể sẽ giảm giá sàn xuất khẩu gạo basmati và thay thế thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ bằng thuế cố định đối với các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài, do lượng gạo tồn kho trong nước tăng cao kỷ lục.

Theo phóng viên TTXVN tại New Dehli, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu vào năm 2023 và tiếp tục áp dụng vào năm 2024 trong nỗ lực kiểm soát giá nội địa trước cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào các tháng 4, 5.

 

Các nguồn tin giấu tên cho hay, New Delhi dự kiến hạ giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati xuống 800-850 USD/tấn, từ mức 950 USD/tấn, để thúc đẩy xuất khẩu.

Việc giảm MEP sẽ giúp Ấn Độ giành thị phần trước Pakistan, quốc gia vẫn duy trì lượng gạo xuất khẩu kỷ lục trong năm nay do lệnh hạn chế xuất khẩu của New Delhi.

Ngoài ra, New Delhi cũng dự kiến giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và đưa ra mức thuế xuất khẩu tối thiểu để ngăn chặn tình trạng ghi thiếu hóa đơn của các lô hàng.

Lo ngại về dự báo sản lượng thấp hơn do hiện tượng thời tiết El Nino, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu các loại gạo trắng phi basmati ra nước ngoài vào tháng 7/2023 và áp đặt hạn chế đối với các loại gạo khác.

B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo (REA), cho biết với nguồn cung gạo vượt quá nhiều so với nhu cầu nội địa, việc nới lỏng hạn chế xuất khẩu sẽ giúp giảm tồn kho để tránh hư hỏng.

Theo Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, tồn kho gạo của nước này tại các kho nhà nước đã tăng lên 48,51 triệu tấn (tính đến ngày 1/7), mức cao nhất trong tháng từ trước đến nay và tăng gần 19% so với năm ngoái.

   

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục