Ấn Độ kéo dài thời hạn hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu USD cho Sri Lanka
Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ trích nguồn tin thân cận cho biết với sự hỗ trợ không ngừng và nhiều mặt cho Sri Lanka, quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử, Ấn Độ đã kéo dài thời hạn hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu USD cho Sri Lanka, vốn đã kết thúc vào tháng Một.
Chính phủ đã tuyên bố vỡ nợ cho đến khi quốc gia này đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ khả thi.
Đại sứ Ấn Độ tại Sri Lanka cho biết sự hỗ trợ nhiều mặt và không mệt mỏi của Ấn Độ đối với Sri Lanka vẫn tiếp tục.Song song với hỗ trợ tiền tệ liên tục, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI tức ngân hàng trung ương) sẽ kéo dài thời hạn hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu USD cho Sri Lanka, vốn đã kết thúc vào tháng 1/2022.
Tuy nhiên, việc đình chỉ dịch vụ nợ không được áp dụng đối với thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng trung ương khác.Sự kiện vỡ nợ xảy ra khi Sri Lanka phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay, kết hợp với tình trạng thiếu hụt ngoại hối và khủng hoảng cán cân thanh toán.
Ngân hàng trung ương Sri Lanka bắt đầu vay từ các ngân hàng trung ương khác và thị trường thông qua thoả thuận hoán đổi tiền tệ.Sri Lanka đã in tiền dưới nhiều loại tiền kỹ thuật số khác nhau và trì hoãn việc tăng lãi suất thị trường thông qua các công cụ tiền tệ khác nhau.
RBI đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Ngân hàng trung ương Sri Lanka theo Khung hoán đổi tiền tệ SAARC 2019-2022. Theo thỏa thuận, Ngân hàng trung ương Sri Lanka có thể rút tiền bằng các đồng tiền tệ USD, euro hoặc rupee Ấn Độ trong nhiều đợt với số tiền tối đa lên đến 400 triệu USD hoặc tương đương. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka diễn ra một phần do thiếu hụt ngoại tệ. Điều này có nghĩa là nước này không đủ khả năng thanh toán cho các hoạt động như nhập khẩu lương thực và nhiên liệu thiết yếu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng và giá cả rất cao. Nước này cũng đang chứng kiến các cuộc biểu tình quy mô lớn để phản đối cách chính phủ đang điều hành một nền kinh tế nợ nần chồng chất. Các cuộc biểu tình đòi Tổng thống Rajapaksa từ chức đã gia tăng khi tình trạng thiếu hụt tiếp tục diễn ra và giá cả tăng vọt. Tuần trước, Chính phủ Sri Lanka cho biết họ tạm thời không thể hoàn trả các khoản nợ nước ngoài lên đến 35,5 tỷ USD./.Tin liên quan
-
Tài chính
S&P: Sri Lanka có thể phải mất nhiều tháng để tái cơ cấu nợ nước ngoài
13:53' - 14/04/2022
Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cho biết, Sri Lanka có thể phải mất nhiều tháng để tái cơ cấu các khoản nợ nước ngoài.
-
Tài chính
Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ để đối phó với khủng hoảng kinh tế
06:08' - 14/04/2022
Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ trước đối với toàn bộ khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỷ USD như một “phương sách cuối cùng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10'
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Áp lực bủa vây, đồng USD khó tránh khỏi đà suy yếu
07:45' - 21/05/2025
Những bất ổn liên quan đến thương mại, khối nợ công phình to và niềm tin suy giảm đã gây áp lực lên các tài sản của Mỹ, trong đó USD là một “nạn nhân”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng
11:34' - 20/05/2025
Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động
09:06' - 20/05/2025
Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:24' - 19/05/2025
Thủ tướng yêu cầu triển khai Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK: Đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc giảm mạnh
08:30' - 19/05/2025
BoK cho biết điều này đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị và làm rung chuyển thị trường ngoại hối và chứng khoán.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế nhập khẩu và lãi suất "ghìm chân" bất động sản Mỹ
07:39' - 18/05/2025
Các mức thuế nhập khẩu do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt một cách mạnh tay và bất thường – bao gồm cả thuế đối với gỗ xẻ và thép – đã khiến các nhà thầu xây dựng gặp nhiều khó khăn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lao động nước ngoài tại Hàn Quốc chuộng nhận lương bằng tiền điện tử
10:14' - 17/05/2025
Những người trong ngành tiền điện tử cho biết tiền điện tử đang nhanh chóng trở thành một hình thức “tiền tệ chính thức” đối với những người lao động nước ngoài không có giấy tờ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tin tặc đánh cắp thông tin người dùng trên sàn giao dịch Coinbase
13:06' - 16/05/2025
Tin tặc đã hối lộ một nhóm nhân viên sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase để đánh cắp thông tin người dùng nhằm chiếm đoạt tiền điện tử, sau đó tống tiền nền tảng này nhằm giữ kín vụ việc.