Ấn Độ phát triển vệ tinh băng thông rộng để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số
Một ngày mới bắt đầu khá tốt đẹp đối với Sayi Gharat khi cô bé 9 tuổi này đã có thể kết nối dễ dàng với lớp khoa học trực tuyến từ nhà bà của mình ở làng Dunge, miền Tây Ấn Độ. Tuy nhiên, Sayi biết sẽ không thể ở yên một chỗ do kết nối Internet di động không ổn định.
Bà của Sayi chia sẻ: “Đôi khi mạng Internet tốt, đôi khi lại chập chờn, khiến Sayi phải chuyển từ phòng này sang phòng khác, từ góc này sang góc khác, và thậm chí phải đi ra ngoài”.
Hai năm trôi qua, Sayi được học trở lại, song việc vẫn phải học trực tuyến vẫn là một thách thức đối với cô bé và hàng chục triệu học sinh khác ở vùng nông thôn Ấn Độ vì kết nối mạng yếu. Theo cơ quan quản lý viễn thông, hiện có hơn 800 triệu thuê bao Internet tại quốc gia 1,3 tỷ dân. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn Ấn Độ, chỉ có khoảng 38% dân số được kết nối với Internet.
Chính phủ đã đặt việc xây dựng băng thông rộng toàn cầu như một ưu tiên trong chương trình Kỹ thuật số Ấn Độ để cải thiện quản trị thông qua công nghệ, với các dự án như băng thông rộng nông thôn Bharat Net nhằm kết nối khoảng 650.000 ngôi làng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, việc “hòa nhập” với thế giới kỹ thuật số tiếp tục là một thách thức đối với hầu hết các vùng nông thôn Ấn Độ, do sự chậm trễ trong việc triển khai và thiếu khả năng tiếp cận kỹ thuật số.
Điều này hiện có thể thay đổi do các động thái chính sách gần đây của chính phủ, bao gồm việc phê duyệt dễ dàng hơn cho việc triển khai mạng vệ tinh băng thông rộng và sự ra mắt của vệ tinh băng thông rộng từ các nền tảng của các thương hiệu viễn thông Bharti Airtel và Jio (Ấn Độ), công ty Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Mỹ Elon Musk và những nền tảng khác.
Bà Mansi Kedia, một thành viên tại Hội đồng nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ (ICRIER) và là một chuyên gia về viễn thông và Internet, cho biết với sự bão hòa của thị trường thành thị, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng quan tâm đến việc tăng lượng thuê bao ở vùng nông thôn.
Tuy nhiên, việc kết nối ở vùng nông thôn không nên chỉ giới hạn ở công nghệ cáp quang và truyền thông di động. Do đó, giải pháp sử dụng vệ tinh băng thông rộng được xem là có khả năng hoạt động mạnh nhất ở các vùng nông thôn - có thể giúp đảm bảo kết nối với chi phí thấp hơn nhiều.
Ấn Độ là một trong những quốc gia áp cước phí dữ liệu (data) di động thấp nhất trên toàn cầu, giúp mạng di động không dây chiếm phần lớn trong số 834 triệu thuê bao Internet của đất nước.
Chỉ có khoảng 24 triệu thuê bao có kết nối Internet cố định. Bên cạnh các chương trình của chính phủ, các sáng kiến từ thiện của khu vực tư nhân cũng đã giúp xây dựng kết nối và tăng kiến thức kỹ thuật số ở các vùng nông thôn.
Công ty Airjaldi - chuyên cung cấp mạng không dây băng rộng với chi phí thấp tại Ấn Độ - cho biết dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu kết nối Internet ngày càng lớn ở vùng nông thôn bởi người dân muốn tiếp cận giáo dục hoặc chăm sóc y tế.
AirJaldi, đã hợp tác với các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook và Microsoft trong các dự án Internet, cho biết hiện có hơn 200.000 người dùng tại khoảng 1.500 ngôi làng ở Ấn Độ, bao gồm một số ngôi làng trước đây không có kết nối di động./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Mỹ phóng thành công vệ tinh do thám NROL-85
08:57' - 18/04/2022
Tập đoàn Công nghệ Hàng không Vũ trụ SpaceX ngày 17/4 đã phóng thành công một trong các tên lửa Falcon 9 mang vệ tinh do thám NROL-85 của Mỹ.
-
Công nghệ
Amazon ký loạt thỏa thuận triển khai Internet vệ tinh
08:55' - 09/04/2022
Hãng công nghệ Amazon thông báo về loạt thỏa thuận với các đối tác nhằm triển khai kế hoạch phóng chùm vệ tinh lên quỹ đạo tầng thấp xung quanh Trái Đất.
-
Chuyển động DN
VNPT được vinh danh là “Nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng cố định” tiêu biểu 2022
20:26' - 09/03/2022
Ngày 9/3, VNPT một lần nữa được vinh danh là “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng cố định” đến từ World Mobile Broadband & ICT 2022.
-
Công nghệ
Năm 2022, phát triển viễn thông băng thông rộng để phục vụ tối đa nhu cầu người dân
08:10' - 02/02/2022
Phát triển hạ tầng viễn thông và các dịch vụ internet băng thông rộng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng là mục tiêu của ngành viễn thông trong năm 2022.
-
Chuyển động DN
FPT tiếp tục nâng băng thông Internet và hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu trong mùa dịch
10:58' - 10/08/2021
Từ ngày 10/8, FPT tiếp tục nâng băng thông cho toàn bộ người dùng với giá không đổi, cùng các hình thức hỗ trợ khách hàng và cộng đồng khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03'
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11'
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15'
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.
-
Công nghệ
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
16:07' - 20/11/2024
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
-
Công nghệ
Cao Bằng: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
11:10' - 20/11/2024
Cao Bằng có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị thương phẩm, lợi thế cạnh tranh cao.