Ấn Độ tìm cách thiết lập cơ chế thanh toán mới với Iran
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc Nhóm P5+1 (gồm Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) năm 2015 là một thỏa thuận tồi và cảnh báo rằng chính quyền của ông sẽ "lưu ý" tới các động thái của Tehran liên quan đến tên lửa đạn đạo của nước này.
Trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt quốc tế nhắm vào Iran trước đây, Ấn Độ đã đàm phán với Washington về một cơ chế cho phép nước này thanh toán tiền dầu mỏ cho Tehran bằng đồng rupee thông qua một ngân hàng quốc doanh nhỏ là UCO Bank.
Theo cơ chế này, các công ty Ấn Độ mua sản phẩm dầu mỏ của Iran và số tiền Iran nhận được sẽ dùng để thanh toán hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ nhận được tiền hàng hóa xuất sang Iran thông qua một tài khoản thanh toán bằng đồng rupee không thể chuyển đổi tại UCO.
Kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần hồi đầu năm ngoái, tài khoản rupee trên đã giảm hơn 90% xuống chỉ còn 20 tỷ rupee (305 triệu USD) do các nhà máy lọc dầu Ấn Độ nối lại việc thanh toán tiền dầu cho Iran bằng đồng euro.
Chính phủ Ấn Độ và ngân hàng trung ương đồng ý thanh toán tiền dầu cho Iran bằng đồng euro, vốn là điều Iran cũng đồng tình vì euro là đồng tiền dễ chuyển đổi. Dù vậy, giới chức New Delhi vẫn chưa có chính sách rõ ràng về việc sử dụng những đồng tiền khác trong thanh toán thương mại chiều ngược lại, gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ.
Ông R.K. Takkar, chủ tịch Ngân hàng UCO, nói rằng chính phủ nước này đang trong quá trình xây dựng một cơ chế thanh toán bằng đồng euro và tìm kiếm một ngân hàng đại lý ở châu Âu để làm trung gian cho Ấn Độ và Iran.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) cho biết một số ngân hàng Iran đã nộp đơn xin mở các chi nhánh tại Ấn Độ, nhưng RBI chưa để ngỏ về thời điểm mà ngân hàng này xem xét chấp nhận việc trao đổi thương mại với Iran bằng đồng tiền khác, ngoài đồng rupee.
Trả lời hãng tin Reuters, RBI cho biết do tình hình địa chính trị xung quanh Iran và các biện pháp trừng phạt quốc tế, việc thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng đại lý là rất khó khăn. RBI nói thêm rằng ngân hàng này đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu Ấn Độ bằng cách cho phép thực hiện những khoản thanh toán bằng đồng rupee.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc nhắm tới Iran được dỡ bỏ, nhưng một số lệnh cấm vận của Mỹ vẫn có hiệu lực. Bên cạnh đó, thái độ cứng rắn mà tân chính quyền ở Washington hiện vẫn ngăn chặn Tehran tái hòa nhập với hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran gia tăng, New Delhi và Tehran đang cân nhắc việc quay trở lại cơ chế thanh toán bằng đồng rupee cũ - vốn được xem là một bước đi an toàn vì UCO không có liên hệ với Mỹ nên tránh được những tác động của một hình thức trừng phạt mới (nếu có).
Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Ấn Độ cho hay Iran đã nhất trí với cơ chế chấp thuận một số khoản thanh toán dầu mỏ bằng đồng rupee để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu từ Ấn Độ - có giá trị khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, hai nước chưa xác định thời hạn áp dụng cơ chế này do đều ở trong trạng thái chờ đợi tìm hiểu cách tiếp cận của Chính quyền Trump đối với Tehran.
Khó khăn trong cơ chế thanh toán giữa hai nước đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các nhà xuất khẩu Ấn Độ trong quá trình họ hoàn tất các đơn đặt hàng từ phía Iran. Một số container từ Ấn Độ bị kẹt lại tại cảng của Iran, các nhà xuất khẩu cho hay.
Jayanti Goela từ Gas Lab Asia - một công ty cung cấp các bồn chứa khí đốt cho Tehran - nói rằng các khách hàng của họ dọa hủy đơn hàng và tìm kiếm nhà cung cấp từ Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Ấn Độ sang Iran bao gồm lương thực, hóa chất, sản phẩm kỹ thuật, hàng may mặc và dược phẩm.
Trên khía cạnh khác, việc các ngân hàng Ấn Độ ít có “mối liên hệ” với Mỹ cũng đã làm chậm lại tiến độ dự án xây dựng cảng Chabahar ở Iran và tuyến đường sắt Chabahar-Zahedan trị giá 1,6 tỷ USD do New Delhi hậu thuẫn nhằm vượt qua Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Một quan chức tham gia dự án Chabahar cho biết các nhà thầu lo ngại về khả năng thanh toán của Ấn Độ và tỏ ý ngần ngại trong việc cung cấp thiết bị và nguyên liệu cho dự án cảng Chabahar, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2018.
Ngoại trưởng Sushma Swaraj từng phát biểu trước Quốc hội rằng Iran chưa phê chuẩn một hiệp ước ba bên để thiết lập hành lang vận chuyển hàng hóa tới Afghanistan mà Thủ tướng Narendra Modi đã ký kết trong chuyến thăm Iran vào năm ngoái.
Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc, đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Tehran trong thời gian quốc gia Trung Đông này hứng chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Tuy nhiên, kể từ khi các lệnh cấm vận được dỡ bỏ, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Iran giảm xuống còn 2,4 tỷ USD vào năm 2016 so với con số 3,2 tỷ USD của năm trước đó.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Iran lên án phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ về lệnh cấm nhập cảnh
20:36' - 27/06/2017
Iran cho rằng việc khôi phục lệnh cấm này là "một hạn chế mới trong thời kỳ hậu thỏa thuận hạt nhân và bị xem như một sự vi phạm rõ ràng thỏa thuận này".
-
Chuyển động DN
Iran sắp ký thỏa thuận khai thác khí đốt với Total
15:59' - 18/06/2017
Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zanganeh thông báo Iran sắp ký thỏa thuận khai thác khí đốt với Tập đoàn Total của Pháp sau một thời gian dài bị trì hoãn.
-
Kinh tế Thế giới
Iran lên án các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ
22:02' - 16/06/2017
Ngày 16/6, Iran đã lên án các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào nước này được Thượng viện Mỹ thông qua một ngày trước đó và khẳng định Tehran sẽ đáp trả bằng "các biện pháp tương ứng".
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
16:25' - 29/05/2017
Ngày 29/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu công du sáu ngày tới 4 nước châu Âu gồm Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Nga nhằm thu các nhà đầu tư nước ngoài tới Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45'
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18'
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11'
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55'
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Mỹ thảo luận việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga
13:40'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận phương án áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thông báo sửa chữa cả hai đường ống của Dòng chảy phương Bắc
10:58'
Công ty Nord Stream AG ngày 1/7 đã xác nhận việc tạm thời ngừng hoạt động cả hai đường ống của tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc từ ngày 11/7 đến 21/7 do sửa chữa theo lịch trình hàng năm.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Ấn Độ và Nga thảo luận về năng lượng và lương thực
09:27'
Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm, thảo luận về các vấn đề liên quan thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08' - 01/07/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.