Ấn Độ, Trung Quốc - hai thị trường ngày càng quan trọng với dầu mỏ của Nga
Theo tạp chí The Diplomat, Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác đang ngày càng trở thành nguồn thu nhập từ dầu mỏ quan trọng đối với Nga bất chấp áp lực mạnh mẽ từ việc Mỹ yêu cầu không tăng lượng mua dầu mỏ của Nga. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, Ấn Độ - quốc gia với 1,4 tỷ dân và hiện đang rất “khát” dầu - đã tiêu thụ gần 60 triệu thùng dầu của Nga trong năm 2022, so với 12 triệu thùng của cả năm 2021. Các lô hàng đến các nước châu Á khác, như Trung Quốc, cũng đã tăng trong những tháng gần đây nhưng ở mức độ thấp hơn.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết ông sẽ xem xét các nguồn cung khác, nhưng sẽ sẵn sàng mua thêm dầu mỏ từ Nga, nhất là khi Sri Lanka đang ráo riết tìm kiếm nhiên liệu để duy trì hoạt động của đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Vào cuối tháng Năm, Sri Lanka đã mua lô hàng 99.000 tấn dầu thô của Nga để khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này.Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng Hai, giá dầu toàn cầu đã tăng vọt, đem lại cho các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ và các nước khác thêm động lực để khai thác lượng dầu mỏ mà Nga đang cung cấp cho họ với mức chiết khấu cao từ 30 đến 35 USD/thùng, so với dầu thô Brent và các loại dầu quốc tế khác hiện đang giao dịch ở mức khoảng 120 USD/thùng.Tầm quan trọng của những nước này đối với Nga đã tăng lên sau khi EU gồm 27 quốc gia, thị trường chính đối với nguồn nhiên liệu hóa thạch mà đem lại phần lớn nguồn thu nhập từ nước ngoài của Nga, đã nhất trí ngừng hầu hết các hoạt động mua dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.Ông Matt Smith, nhà phân tích hàng đầu tại Kpler chuyên theo dõi các dòng chảy dầu của Nga, cho biết: “Có vẻ như một xu hướng đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết". Khi các chuyến hàng chở dầu Urals đến phần lớn châu Âu bị cắt giảm, thay vào đó, dầu thô được chuyển sang châu Á, nơi Ấn Độ trở thành khách hàng lớn nhất, tiếp theo là Trung Quốc. Ngoài ra, các báo cáo theo dõi tàu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một điểm đến quan trọng khác.Ông Smith phát biểu: “Mọi người đang nhận ra rằng Ấn Độ là một trung tâm lọc dầu. Nước này nhập dầu thô với giá rẻ từ Nga, tinh chế và bán đi các sản phẩm sạch bởi vì họ có thể kiếm được lợi nhuận cao”. Trong tháng Năm, khoảng 30 tàu chở dầu thô của Nga đã cập bờ biển Ấn Độ, bốc dỡ khoảng 430.000 thùng mỗi ngày.Các nhà máy lọc dầu độc lập và thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cũng đã tăng cường mua dầu thô của Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2021, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, nhập khẩu trung bình 1,6 triệu thùng mỗi ngày.Trong khi nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ vẫn chỉ bằng khoảng 1/4 so với nhu cầu của nước này, nhưng việc tăng mạnh nhập khẩu kể từ khi diễn ra cuộc xung đột Ukraine là một nguồn xung đột tiềm tàng giữa Washington và New Delhi. Mỹ thừa nhận nhu cầu của Ấn Độ về năng lượng giá cả phải chăng, nhưng "chúng tôi mong các đồng minh và đối tác không tăng mua năng lượng của Nga", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ và Ấn Độ vào tháng 4/2022.Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính Thượng viện tuần trước rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng đang tham gia vào các cuộc thảo luận "cực kỳ tích cực" về việc phối hợp các biện pháp, có thể hình thành một “liên minh - cartel”, để cố gắng thiết lập giới hạn giá đối với dầu mỏ của Nga. Bà Yellen nói rằng, mục đích của việc này là giữ cho dầu mỏ của Nga chảy vào thị trường toàn cầu để ngăn giá dầu thô, vốn đã tăng 60% trong năm nay, không tăng cao hơn nữa.Trong khi châu Âu có thể tìm các nguồn thay thế đối với khoảng 60% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga, thì Nga cũng có các lựa chọn. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã nhấn mạnh ý định sẽ làm những gì có lợi nhất cho đất nước, trước những lời chỉ trích của phương Tây về việc nhập khẩu dầu thô của Nga.Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng từ 100.000 thùng/ngày vào tháng 2/2022 lên 370.000 thùng/ngày vào tháng Tư và 870.000 thùng/ngày vào tháng Năm. Xuất khẩu các sản phẩm dầu như diesel của Ấn Độ đã tăng lên 685.000 thùng mỗi ngày từ 580.000 thùng/ngày trước khi diễn ra cuộc xung đột tại Ukraine.Ông Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại CREA, cho biết phần lớn lượng dầu diesel xuất khẩu của Ấn Độ được bán ở châu Á, nhưng khoảng 20% được vận chuyển qua kênh đào Suez, hướng đến Địa Trung Hải hoặc Đại Tây Dương, về cơ bản là sang châu Âu hoặc Mỹ. Ông Myllyvirta nói rằng không thể định lượng chính xác lượng dầu thô của Nga trong các sản phẩm tinh chế được vận chuyển ra khỏi Ấn Độ. Tuy nhiên, “Ấn Độ đang cung cấp một lối thoát cho dầu thô của Nga để thâm nhập thị trường”.Nhập khẩu dầu mỏ từ Nga của Trung Quốc cũng đã tăng thêm trong năm nay, giúp Nga ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 96 tỷ USD trong bốn tháng kết thúc vào tháng Tư. Theo ông Myllyvirta, không rõ liệu những mặt hàng xuất khẩu như vậy cuối cùng có thể bị áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm dòng tiền chảy vào Nga hay không./.- Từ khóa :
- nga
- ấn độ
- trung quốc
- dầu mỏ nga
- dầu thô
- trừng phạt nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga định hướng lại nền kinh tế trong thời kỳ mới
20:45' - 17/06/2022
Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra các tuyên bố chính sách, các luận điểm gợi mở khái niệm phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.
-
Ý kiến và Bình luận
EC: An ninh năng lượng châu Âu chưa bị đe dọa ngay
16:23' - 17/06/2022
Một người phát ngôn EC cho biết, an ninh năng lượng của châu Âu hiện chưa bị đe dọa ngay lập tức sau khi Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho các nước trong khu vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Lệnh cấm dầu Nga “mơ hồ” về tính hiệu quả
17:48' - 16/06/2022
Trên thực tế, với lệnh cấm dầu Nga, EU đang chấp nhận đánh đổi một nhà cung cấp "khó đoán" là Nga để tìm tới những nhà xuất khẩu nhiên liệu cũng thiếu ổn định không kém tại Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này