Ấn Độ và tham vọng vượt Trung Quốc về kinh tế
Ấn Độ là khách mời ưu tiên của Diễn đàn hợp tác Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương được tổ chức tại Paris ngày 22/2. Nhân dịp này, báo Le Figaro đăng bài viết “Ấn Độ liệu có vượt qua Trung Quốc ở châu Á?”, trong đó nhận định rằng với khao khát trở thành công xưởng tương lai của thế giới, Ấn Độ đang tích cực mở rộng các hiệp ước thương mại tự do và tăng cường liên minh khu vực.
Đây là một trong những nỗi ám ảnh của Thủ tướng Narendra Modi. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2014, nhà lãnh đạo này luôn mong muốn thu hút các ngành công nghiệp lớn để tạo việc làm và xuất khẩu, biến Ấn Độ trở thành công xưởng của thế giới, giống như Trung Quốc trước đó.Để đạt mục tiêu này, ông Modi đã đưa ra kế hoạch “Make in India”, theo đó đơn giản hóa các thủ tục hành chính và nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài. Nhưng 5 năm sau, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ trong thương mại thế giới vẫn chỉ đạt 1,6% so với ngưỡng 1,4% của năm 2010.Trong thời gian này, Ấn Độ chỉ ký được hai hiệp định thương mại tự do với Mauritius vào tháng 2/2021 và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) vào ngày 18/2 mới đây. Ngược lại, nước này đã rút khỏi các cuộc đàm phán dẫn đến việc thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Khu vực thương mại tự do Ấn Độ-Thái Bình Dương, vào năm 2019.Cuộc khủng hoảng COVID-19 và thực tế là xuất khẩu chỉ tăng 1% trong 6 năm đã hối thúc Ấn Độ điều chỉnh chính sách. Bộ Thương mại nước này đặt mục tiêu xuất khẩu từ 450-500 tỷ USD vào năm 2023, tương đương mức tăng ít nhất 50% trong hai năm.Chính phủ cũng đang đẩy mạnh đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đưa Ấn Độ hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cho rằng Ấn Độ vẫn chưa thể trở thành đối thủ nặng ký của Trung Quốc và còn quá nhiều việc phải làm nếu muốn đạt mục tiêu này.Đẩy mạnh hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) là mục tiêu của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và EU. Việc EU tha thiết mời Ấn Độ tham dự Diễn đàn Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương đã minh chứng cho mong muốn xích lại gần nhau của cả hai phía.Tuy nhiên, vấn đề là cả hai cần nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán đã kéo dài 15 năm để có thể ký kết một hiệp định thương mại tự do, mở đường cho những chương trình hành động cụ thể trong khuôn khổ quan hệ đối tác được mong chờ này.Tháng 5/2021, Ấn Độ và EU thông báo đã nối lại các cuộc đàm phán bị đình chỉ từ năm 2013. Tiến trình đàm phán này từ lâu đã vấp phải vấn đề thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp, rượu và công nghiệp ô tô của châu Âu. Về phần mình, Ấn Độ kêu gọi EU nới lỏng các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và thị thực. Rất khó để nói khi nào những khác biệt này sẽ được giải quyết.Năm 2020, lần đầu tiên sau 6 năm, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (ASACR) đã tổ chức được một hội nghị thượng đỉnh dưới hình thức trực tuyến sau thời gian dài chiến tranh lạnh giữa Ấn Độ và Pakistan. Để bù đắp, Ấn Độ đã cố gắng làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế và quân sự với khu vực Đông Nam Á, đồng thời hy vọng thổi một luồng sinh khí mới vào BIMSTEC, một hiệp hội tập hợp các quốc gia của vịnh Bengal, cũng như Sri Lanka, Nepal và Bhutan.Ấn Độ đang hướng tới một thỏa thuận với Anh trong năm nay, sau khi London tích cực tìm kiếm các đối tác thương mại mới sau sự kiện Brexit (chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu).Thủ tướng Narendra Modi muốn thuyết phục người đồng cấp Boris Johnson tạo điều kiện cấp thị thực cho sinh viên và lao động có tay nghề cao, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Anh cho các sản phẩm nông nghiệp của Ấn Độ. Về phần mình, London muốn giảm thuế hải quan đối với rượu whisky và ô tô./.
- Từ khóa :
- ấn độ
- trung quốc
- công xưởng thế giới
- kinh tế ấn độ
- rcep
- ấn độ-eu
Tin liên quan
-
Thị trường
Ấn Độ công bố dự báo mới nhất về tiêu thụ dầu trong nước
10:38' - 24/02/2022
Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba thế giới, dự kiến sẽ đạt mức tiêu thụ nguồn năng lượng này kỷ lục trong năm tới bất chấp việc giá dầu thô đang tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ lần đầu tiên vượt mốc 13 tỷ USD
08:18' - 23/02/2022
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong năm 2021 đã lần đầu tiên vượt mốc 13 tỷ USD (13,2 tỷ USD), tăng 36,5% so với mức 9,6 tỷ USD của năm 2020.
-
Hàng hoá
Ấn Độ: Nhập khẩu hàng điện tử từ ASEAN giảm sau khi siết chặt quy định về xuất xứ
14:48' - 22/02/2022
Ấn Độ ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phần cứng điện tử từ các đối tác mà nước này có hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Thị trường
Ấn Độ muốn trở thành trung tâm hydro xanh của thế giới
08:12' - 22/02/2022
Ấn Độ vừa công bố phần đầu tiên trong nỗ lực chuyển đổi từ một nước có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 3 thế giới thành trung tâm hydro xanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.