Ấn Độ xem xét lại việc tiếp tục thỏa thuận thương mại với ASEAN
Chính phủ Ấn Độ đang xem xét lại việc tiếp tục Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau khi khối này ngần ngại giải quyết những quan ngại của Ấn Độ liên quan đến điều mà New Delhi cho là những bất đối xứng trong thỏa thuận đã có hiệu lực từ 10 năm qua này.
Theo báo Times of India ngày 1/8, Ấn Độ đang phàn nàn về tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng với ASEAN, trong đó có nhiều hàng hóa được xem là có nguồn gốc từ Trung Quốc đi qua một số thành viên ASEAN.
Hiện Chính phủ Ấn Độ đang tìm cách sửa đổi chiến lược liên quan đến các FTA, với việc Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman hôm 31/7 ngụ ý rằng New Delhi sẽ yêu cầu những thỏa thuận “có đi có lại” với các quốc gia mà nước này mở cửa thị trường.
Phát biểu tại một sự kiện do Liên đoàn Các phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ (FICCI) tổ chức, bà Sitharaman nhấn mạnh: “Đây là một điểm hết sức trọng yếu trong các cuộc đàm phán thương mại của chúng ta”.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cáo buộc các thỏa thuận thương mại do Liên minh Tiến bộ Thống nhất (UPA) thực hiện chịu phần lớn trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay, đồng thời cho rằng các thỏa thuận với ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản đã được ký kết vội vã khiến các lợi ích của Ấn Độ không được bảo vệ phù hợp.
Do đó, Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal đã yêu cầu đàm phán lại một số điều khoản theo cơ chế rà soát hiệp định, điều mà cho đến nay ASEAN đã từ chối chấp thuận.
Ít nhất ba quan chức cao cấp ở New Delhi nói rằng, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét lựa chọn rút khỏi một số FTA, đặc biệt là với ASEAN, nếu các điều khoản thỏa thuận không có lợi cho Ấn Độ.
Cơ chế miễn thuế hoặc thuế thấp đang được cho là dẫn đến sự gia tăng đột biến một số sản phẩm nhập khẩu - từ hương nhang đến điều hòa không khí và tivi.
Các nguồn tin chính phủ đã cáo buộc các đối tác thương mại lợi dụng những công cụ không công bằng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của họ vào Ấn Độ, trong khi dựng lên các rào cản đối với hàng hóa và chuyên gia của nước này. New Delhi coi đây là “thành quả” lớn nhất từ các hiệp định thương mại nêu trên.
Trong những năm gần đây, từ việc đe dọa chặn thỏa thuận xúc tiến thương mại của WTO vào năm 2015 đến rút khỏi đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Ấn Độ đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong các hoạt động toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Sitharaman, Bộ trưởng Công thương Goyal và ông Bibek Debroy, đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Thủ tướng Ấn Độ, đang xem xét các lựa chọn nhằm tăng cường can dự thương mại của Ấn Độ và rà soát lại các FTA hiện hành./.
- Từ khóa :
- asean
- kinh tế asean
- ấn độ
- kinh tế ấn độ
- Chính phủ Ấn Độ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đối tác Toàn diện ASEAN-Nhật Bản có hiệu lực ở 6 nước
17:01' - 01/08/2020
Ngày 1/8, Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã chính thức có hiệu lực ở Nhật Bản và 5 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Phát triển đô thị thông minh và bền vững
10:55' - 17/07/2020
Sáng 17/7, Việt Nam – Chủ tịch luân phiên của Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN (gọi tắt là ASCN) năm 2020 chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 3 theo hình thức trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.