Ấn tượng ngành công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Dự kiến, chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ tăng khoảng 8%-8,5% so với năm 2017.
Ấn tượng ngành điện tử
Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7,9% so với năm 2016; trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 8%; 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng 13,9%, cao hơn mức tăng bình quân ngành và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2017. Đánh giá về tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, sản xuất công nghiệp đang thể hiện tính ổn định cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, chỉ số IIP lũy kế tăng cao dần trong năm 2017 (3 tháng tăng 6,02%, 6 tháng tăng 7,51%, 9 tháng tăng 7,84% và cả năm ước tăng 7,9%).Đồng thời, có xu hướng tăng cao dần trong 5 năm trở lại đây (năm 2013 tăng 6,58%, năm 2014 tăng 6,99%, năm 2015 tăng 7,24%, năm 2016 tăng 7,25% và năm 2017 tăng 7,9%).
Theo ông Nguyễn Phương Đông, trong năm 2017, bốn ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng, tăng khoảng 15,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng chung của toàn ngành. Để có mức tăng trưởng này, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, trong thời gian qua, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, chính sách có tác động mạnh, thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Đơn cử như Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ… Đáng chú ý, ngành điện tử - công nghệ thông tin có sự tăng trưởng khá đột biến, chỉ số IIP tăng 39,11% so với năm 2016. Mặc dù chỉ có hơn 260 doanh nghiệp tham gia sản xuất trên địa bàn, nhưng đây là ngành có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017. Đặc biệt, từ tháng 8/2017 đến nay, ngành đã có mức tăng trên 30% nhờ việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật ở trình độ cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới (như Samsung) trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử… Cùng với đà tăng trưởng, ngành công nghiệp hóa chất – nhựa – cao su cũng có mức tăng đáng kể, tăng 3,4% so với năm 2016. Trước đó, trong 2 năm 2015 và 2016 ngành này có xu hướng tăng chậm và giảm dần do nhiều doanh nghiệp phải di dời và hạn chế sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Hiện nhóm ngành này đang được bù đắp bởi nhu cầu nhập khẩu cao su của thị trường Trung Quốc. Ngược lại với xu hướng trên, ngành chế biến tinh lương thực – thực phẩm trong năm 2017 có chỉ số IIP chỉ tăng khoảng 3,87%, thấp hơn mức tăng năm 2016 (tăng 11,88%). Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thị trường, nhất là thị trường trong nước không có nhiều biến động. Tuy vậy, đây là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đang phải cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu và chịu tác động của lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia. Thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triểnÔng Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, với quy mô phát triển và đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo sản xuất công nghiệp của Tp.Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định trong năm 2018.Dự kiến, chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ đạt khoảng 8%-8,5% so với năm 2017; trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 8,2%; ngành điện tử tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2018.
Theo nhận định của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, ngành cơ khí ở thành phố còn nhiều dư địa phát triển trong thời gian tới. Đơn cử như ngành ô tô, với định hướng thị trường của Mercedes tập trung sản xuất tại Việt Nam để phân phối cho thị trường ASEAN cũng như việc gia nhập thị trường của Deahan Motor, Vĩnh Phát, SAMCO… sẽ góp phần cho công nghiệp ô tô thành phố phát triển. Điều này sẽ góp phần kéo theo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nói riêng và cơ khí nói chung cho ngành ô tô phát triển thêm. Mặc dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là áp lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho biết, phần lớn các doanh nghiệp thuộc hiệp hội đều có quy mô nhỏ và vừa, thường gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu ra sản phẩm, trình độ công nghệ sản xuất còn lạc hậu... Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp này khó cạnh tranh được với doanh nghiệp trong khu vực ASEAN, vì họ được hưởng nhiều ưu đãi liên quan đến thuế, lãi suất và các công cụ khác. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su nhựa Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2018, các doanh nghiệp cao su nhựa sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi giá nguyên liệu nhựa, cao su được dự báo tăng lên, ảnh hưởng lớn đến già thành sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, việc giá điện tăng 6,08% từ tháng 12/2017 và tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2018 cũng tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.Những tác động này có thể khiến doanh nghiệp khó có khả năng đầu tư mới cũng như trang bị thêm thiết bị máy móc hiện đại trong thời gian tới.
Để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng giá trị gia tăng, đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2018, thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2018, đơn vị này sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực cung ứng, mở rộng sản xuất, tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, ngay từ đầu năm 2018, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ thành phố tổ chức chương trình “Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2018”, với quy mô từ 50 - 60 cuộc tiếp xúc/ngày cho các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối thuộc lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo ô tô – xe máy – xe tải.Sau các cuộc liên kết, Trung tâm sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp; đồng thời, mở rộng và nâng cấp hoạt động phòng trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất…/.
>>>Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ thuế xuống dưới 3,3%
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ thuế xuống dưới 3,3%
15:13' - 12/01/2018
Năm 2018, ngành thuế Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thực hiện tốt quản lý thuế, thanh tra kiểm tra chống thất thu ngân sách; thực hiện tốt thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ thuế xuống dưới mức 3,3%.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh chủ động nguồn hàng hóa Tết
15:20' - 11/01/2018
Vào thời điểm này, hầu hết kênh phân phối hiện đại cũng như mạng lưới bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh đã tăng cường tung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 ra thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh: Tai nạn ở cầu Phú Mỹ khiến 3 người tử vong; giao thông tê liệt nhiều giờ
11:00' - 11/01/2018
Sáng 11/1, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên cầu Phú Mỹ (quận 7, TP Hồ Chí Minh), khiến 3 người tử vong, giao thông qua khu vực này bị tê liệt trong nhiều giờ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.