Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và Belarus
Ngày 8/5, Vương quốc Anh cho biết nước này tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và Belarus liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, trong đó có việc áp thuế nhập khẩu các mặt hàng kim loại quý và lệnh cấm xuất khẩu.
Bộ Thương mại quốc tế của Anh cho biết thuế nhập khẩu sẽ nhằm vào các sản phẩm như bạch kim và paladi có giá trị thương mại 1,4 tỷ bảng Anh (1,7 tỷ USD) và lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm trong ngành chế tạo và công nghiệp nặng, trị giá 250 triệu bảng Anh.
Anh đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty và cá nhân Nga, sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 vừa qua. Với các biện pháp hạn chế mới nói trên, tổng giá trị các sản phẩm của Nga bị Anh đưa vào danh sách trừng phạt tăng lên hơn 4 tỷ bảng Anh.
Anh cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Belarus khi cho rằng Minsk hỗ trợ Moskva trong chiến dịch này.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg ngày 8/5 đưa tin đại diện thường trực các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa đạt được thỏa thuận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Đáng chú ý, Hungary tiếp tục ngăn chặn đề xuất của EU trong việc cấm nhập khẩu dầu của Nga, đồng thời trì hoãn toàn bộ gói trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, cùng ngày 8/5, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Bulgaria, Asen Vasilev, cho biết nước này cũng đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) hoãn áp đặt lệnh cấm vận đối với nguồn cung dầu của Nga.
Ông nhấn mạnh nếu EC không hoãn lệnh cấm này thì Bulgaria sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt. Hiện các cuộc đàm phán về một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga đang diễn ra.
Theo hãng tin TASS của Nga, một nguồn tin ngoại giao cho biết EC đã buộc phải hạ thấp các yêu cầu liên quan đến việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga sau hai ngày đàm phán không thành công giữa các đại sứ của 27 quốc gia thành viên EU về gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moskva.
EC đề xuất hoãn 3 tháng việc ban hành lệnh cấm vận chuyển dầu Nga và giúp các nước gặp khó khăn nhất phát triển cơ sở hạ tầng dầu mỏ bằng các khoản đầu tư từ nguồn ngân sách của EU để tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Nhiều cơ quan truyền thông cho rằng ngoài Hungary và Slovakia, có thể CH Séc, Bulgaria và một số quốc gia thành viên EU khác sẽ được hoãn áp đặt cấm vận Nga.
Trong khi đó, báo Tin tức Séc (novinky.cz) ngày 8/5 đưa tin các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang rút khỏi Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt và tình trạng thiếu hụt chip.
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn nguồn tin trên cho biết tập đoàn công nghệ máy tính Lenovo và nhà sản xuất điện thoại Xiaomi của Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp cho Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.
Theo dữ liệu kinh doanh mới nhất của Chính phủ Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga trong tháng 3 giảm mạnh so với tháng 2. Các lô hàng máy tính xách tay giảm hơn 40%, điện thoại di động giảm hơn 60% và xuất khẩu các trạm phát sóng viễn thông giảm tới 98%./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mỹ công bố nhiều lệnh trừng phạt đối với cá nhân, doanh nghiệp của Nga
07:43' - 09/05/2022
Ngày 8/5, Mỹ đã công bố nhiều biện pháp trừng phạt đài truyền hình và các doanh nghiệp Nga, cũng như hạn chế thị thực đối với khoảng 2.600 quan chức Nga và Belarus.
-
Doanh nghiệp
EU tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt Nga
08:45' - 05/05/2022
Ngày 4/5, cơ quan quản lý cạnh tranh của EU đã thông qua một đề xuất với số tiền lên tới 11 tỷ euro (11,58 tỷ USD) nhằm giúp các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt Nga.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cảnh báo hậu quả kinh tế liên quan gói trừng phạt mới nhằm vào Nga
07:30' - 05/05/2022
Với kế hoạch cấm vận dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU), chính phủ Đức cảnh báo lạm phát của nước này có thể tăng đột biến trong những tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Anh mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga
23:06' - 04/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, các biện pháp hạn chế bao gồm lệnh cấm nhập cảnh vào Anh và đóng băng tài khoản tại ngân hàng Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
21:12'
Hàng trăm nhà máy thịt của Mỹ được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc theo Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 năm 2020 với Tổng thống Donald Trump sẽ không còn quyền xuất khẩu vào ngày 16/3.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường mới của Canada trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ
10:06'
Ngày 14/3, ông Mark Carney đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 24 của Canada cùng với một Nội các mới tinh gọn hơn, chính thức tiếp quản vị trí do người tiền nhiệm Justin Trudeau để lại.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS 2025: Brazil thúc đẩy đảm bảo an ninh lương thực
08:51'
Chủ tịch BRICS 2025 kêu gọi các nước thành viên cùng hành động tập thể và phối hợp để giải quyết những thách thức của thế kỷ XXI, trong đó có nguy cơ mất an ninh lương thực.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Anh suy giảm trong tháng đầu năm
08:50'
Theo phóng viên TTXVN tại London, nền kinh tế Anh đã suy giảm 0,1% vào tháng 1, giáng một đòn mạnh vào Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves trước khi bà công gói ngân sách Mùa xuân vào cuối tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Bỉ khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân chiến lược
08:49'
Chính phủ Bỉ và công ty năng lượng Engie vừa đạt được thỏa thuận khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân Tihange 3 và Doel 4 thêm 10 năm, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án liên bang Mỹ gọi hàng nghìn nhân viên liên bang đi làm lại
20:05' - 14/03/2025
Ngày 13/3, Thẩm phán liên bang ở San Francisco, bang California (Mỹ) đã ra phán quyết yêu cầu 6 cơ quan liên bang “ngay lập tức” gọi hàng nghìn nhân viên bị chính quyền sa thải đi làm trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
"Cuộc chiến" thuế quan: "Canh bạc" nhiều rủi ro
18:58' - 14/03/2025
Động thái đáp trả tức thì của EU và Canada sau khi Mỹ áp mức thuế 25% với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu đã đẩy cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và các đối tác chủ chốt lên nấc thang căng thẳng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài
11:34' - 14/03/2025
Thống kê cho thấy Trung Quốc vẫn là điểm đến lý tưởng cho đầu tư nước ngoài và nhiều công ty nước ngoài lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng ethanol từ ngô của Brazil sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2032
08:19' - 14/03/2025
Ngày 13/3, ngân hàng Citi dự báo sản lượng ethanol ngô hàng năm của Brazil sẽ tăng gần gấp đôi lên khoảng 16 tỷ lít vào năm 2032, do sự mở rộng nhanh chóng của ngành này.