Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới Hàn Quốc
Trong mục Tiêu điểm kinh tế trên Đài phát thanh KBS của Hàn Quốc, ông Kim Gwang-seok, Giáo sư chuyên ngành nghiên cứu quốc tế, hệ sau đại học, trường Đại học Hanyang đã phân tích diễn biến và hiệu ứng dây chuyền của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cùng những tác động tới nền kinh tế Hàn Quốc. Sau đây là nội dung bài phân tích:
Ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu áp dụng các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, viện dẫn lý do việc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đến tháng Bảy, hai nước đã đẩy cuộc chiến thương mại lên một nấc thang mới bằng các đòn áp thuế “ăn miếng trả miếng”. Sau khi Washington áp thuế 25% đối với các sản phẩm công nghệ cao từ Trung Quốc, nhiều nhà phân tích nhận định Mỹ đang cố gắng ngăn cản Trung Quốc bắt kịp trong các lĩnh vực công nghệ cao, thay vì mục tiêu đơn thuần là thu hẹp sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc.Đến tháng Chín, Washington tiếp tục áp thuế 10% đối với các mặt hàng nhập khẩu khác từ Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng các đòn thuế quan nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.Như một hệ lụy tất yếu đã được dự báo trước, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu. Vào tháng 1/2019, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 là 2,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó là 3%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019.Tương tự, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Trung Quốc cũng bị hạ triển vọng tăng trưởng năm nay. Những dự báo bi quan này phản ảnh thực tế là nền kinh tế toàn cầu trong ba tháng đầu năm nay đã tăng trưởng chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Hiển nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chắc chắn đã ảnh hưởng đến những con số này. * Đe doạ hoạt động xuất khẩu của Hàn QuốcCuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đã khiến quy mô giao dịch thương mại toàn cầu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và thị trường tài chính bất ổn. Không phải ngoại lệ, Hàn Quốc cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.Hàn Quốc đang cảm nhận sự khó khăn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nếu Bắc Kinh đề nghị mua thêm hàng hóa từ Washington, bao gồm cả mặt hàng chip bán dẫn để giảm mất cân bằng thương mại giữa hai nước, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đang chiếm tới 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Chưa hết, Tổng thống Trump dự kiến sẽ ra quyết định áp thuế cao đối với ô tô nhập khẩu vào tháng Năm, khi cho rằng mặt hàng này đe dọa tới an ninh nước Mỹ. Một biện pháp bảo hộ thương mại mạnh mẽ như vậy của Mỹ chắc chắn sẽ giáng một đòn mạnh vào các nhà xuất khẩu ô tô Hàn Quốc. Xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm ngoái vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, một điều rất may mắn, và kim ngạch xuất khẩu theo năm đã vượt ngưỡng 600 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình sẽ không dễ dàng trong năm nay. Trên thực tế, xuất khẩu đã giảm từ cuối năm ngoái, bắt đầu từ các chuyến hàng tới Trung Quốc. Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là tương lai của mặt hàng chip bán dẫn, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc, vẫn không chắc chắn do nhu cầu trên thị trường thế giới chậm lại.Ngoài ra, những rủi ro địa chính trị vẫn tiếp tục đè nặng lên “xứ kim chi”, khi Seoul một mặt vẫn phải dựa vào “chiếc ô an ninh” của Washington nhưng mặt khác lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể khiến Hàn Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn. Tất nhiên, Seoul luôn hy vọng giải quyết được các tranh chấp thương mại. Mặc dù vậy, tình hình không mấy sáng sủa.Mỹ và Trung Quốc đang tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại mà chưa có điều chỉnh cụ thể nào và rất khó dự đoán liệu tranh chấp thương mại giữa hai nước có thực sự được giải quyết hay không. Một số nhà phân tích dự đoán hai nước có thể đạt được một bước đột phá thông qua cuộc gặp thượng đỉnh song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tháng Sáu năm nay. Trên thực tế, Trung Quốc đang tìm cách chiếm lấy vị trí số một về công nghệ, trong khi Mỹ cũng quyết tâm bảo vệ vị thế của mình. Do đó, cuộc chiến không chỉ là về vấn đề thâm hụt thương mại, mà còn là cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ toàn cầu. Với bản chất như vậy, tranh chấp thương mại giữa hai nước sẽ rất khó kết thúc trong một sớm một chiều. Điều này có nghĩa là Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuất khẩu tiếp tục giảm.Trên thực tế, ngày 1/3 là thời hạn chót Mỹ và Trung Quốc đưa ra quyết định sau khi kết thúc "thỏa thuận đình chiến" 90 ngày mà lãnh đạo hai nước thống nhất bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, dù thời hạn đã hết, hai nước vẫn tổ chức một cuộc đàm phán thương mại cấp cao tại Bắc Kinh vào ngày 28-29/3 và tiếp tục nối lại đàm phán tại Mỹ trong tuần này, làm dấy lên hy vọng hai bên sẽ đạt được một số thỏa thuận.Tuy nhiên, chặng đường phía trước chắc chắn sẽ còn dài. Cho dù đạt được một số thỏa thuận, cuộc chiến tranh giành ngôi vị bá chủ kinh tế và công nghệ chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ cũng có thể gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản trong các cuộc đàm phán thương mại để đạt được các kết quả rõ ràng. Nếu kịch bản này diễn ra, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Do đó, Hàn Quốc cần chuẩn bị cho mọi kịch bản, để vượt qua khủng hoảng.Trung Quốc đang nỗ lực trở thành một cường quốc dựa trên công nghệ, và Mỹ thì ra sức ngăn chặn điều này. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc, vốn lo ngại Trung Quốc sẽ có các bước tiến nhanh chóng nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ với Hàn Quốc, sẽ có thêm thời gian./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sắp tiến hành vòng đàm phán mới
20:52' - 08/04/2019
Các quan chức thương mại cấp cao của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiến hành vòng đàm phán mới trong tuần này.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc thương mại hóa mạng 5G đầu tiên trên thế giới
14:50' - 08/04/2019
Ngày 8/4, Hàn Quốc đã tổ chức lễ đánh dấu việc nước này thương mại hóa mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) đầu tiên trên thế giới tại công viên Olympic, thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng bàn về vấn đề Triều Tiên
17:15' - 07/04/2019
Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Hàn Quốc Noh Young-min vừa tổ chức một cuộc họp tại Seoul với ông Reince Priebus, cựu Chánh văn phòng Tổng thống Mỹ Donald Trump, để bàn về vấn đề Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc 2019 được dự báo hứng nhiều “gió ngược”
20:48' - 31/03/2019
Theo HRI, kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với các “cơn gió ngược” mạnh trong năm nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm và đầu tư nội địa suy giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.