Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới Nam Á
Thậm chí Nam Á – một trong những khu vực hội nhập kinh tế ít nhất thế giới, cũng như có sự hiện diện kinh tế rất nhỏ bé trong chuỗi giá trị toàn cầu, so với các khu vực Đông và Đông Nam Á – cũng bị tác động.
Trang mạng Diễn đàn Đông Á vừa đăng tải bài viết của Amitendu Palit, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trường Đại học quốc gia Singapore, phân tích rằng cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra các hậu quả sâu rộng tác động đến mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác.
Mặc dù tranh cãi song phương có thể tạo ra các cơ hội kinh tế cho Nam Á, nhưng về lâu dài những cơ hội này sẽ bị bao trùm bởi các tác động bất lợi mà cuộc chiến thương mại gây ra.
Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau. Kết quả là cả hai quốc gia này đều đang tìm kiếm các nguồn hàng thay thế rẻ hơn từ các nước khác, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm mà sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa.
Nam Á đã sẵn sàng để hưởng lợi từ kịch bản này. Các nghiên cứu về kết quả thương mại cho thấy Pakistan sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất tại châu Á, sau đó là Malaysia và Nhật Bản. Ấn Độ và Bangladesh cũng được dự báo sẽ thu được lợi ích, nhưng ở mức độ thấp hơn. Hầu hết cơ hội rơi vào hàng nông sản xuất khẩu, chẳng hạn như đậu tương, mặt hàng mà Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng Mỹ. Các cơ hội khác đến từ lĩnh vực nhập khẩu ô tô và thiết bị y tế.
Về dài hạn, Ấn Độ dự kiến sẽ hưởng lợi nhờ các quyết định di dời cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. Lợi thế địa điểm của Ấn Độ có được nhờ sở hữu một thị trường nội địa rộng lớn và tầng lớp trung lưu đang phát triển với xu hướng tiêu thụ cao. Điều này đặt Ấn Độ lên trước các nền kinh tế khác của Nam Á, như là một địa điểm phù hợp để thiết lập các cơ sở lắp ráp hàng tiêu dùng nhanh, ô tô, điện tử và các sản phẩm công nghệ thông tin.
Ấn Độ cũng được các nhà quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu xem xét là một điểm đến thuận tiện để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thứ ba nhờ đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc giảm chi phí hoạt động. Điều này phản ánh thông qua việc thứ hạng của nước này được cải thiện trong tiêu chí kinh doanh dễ dàng nhất, theo bảng xếp hạng báo cáo kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB).
Những cơ hội chọn lọc dành cho Ấn Độ và Nam Á tồn tại song song với sự chia rẽ của cuộc chiến tranh thương mại, phát sinh từ sự suy giảm ảnh hưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sự liên kết giữa mối quan hệ thương mại gắn liền với địa chính trị nhiều hơn là với kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích nặng nề WTO và đe dọa rút Mỹ khỏi các quy tắc đa phương. Thuế quan đơn phương do Mỹ áp đặt đối với mặt hàng thép, nhôm nhập khẩu và rất nhiều các mặt hàng nhập khẩu khác từ Trung Quốc cho thấy Mỹ không còn coi trọng các quy tắc WTO.
WTO đã không thể ngăn chặn những hành động này, cũng như sự đáp trả từ các quốc gia khác. Điều đó làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của WTO trong việc điều hành hiệu quả thương mại toàn cầu. Tầm quan trọng ngày càng giảm của WTO và các quy tắc thương mại toàn cầu không mang lại kết quả tốt cho Ấn Độ và các nền kinh tế Nam Á.
Ấn Độ là thành viên tích cực của WTO, cùng với một số các quốc gia Nam Á khác như Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal. Các nền kinh tế Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào WTO để tăng cường sự hiện diện của mình trong thương mại toàn cầu.
Một trong những lý do chính của sự phụ thuộc này là do các quốc gia Nam Á ít tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) hay các hiệp định khu vực. Ngay cả Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, cũng không tích cực tham gia các FTA như phần đông các nền kinh tế ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Singapore.
Một vài nhóm công nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự trong khu vực luôn tỏ ra hoài nghi về các lợi ích mà FTA có thể mang lại. Sự hoài nghi này che phủ tầm nhìn của các chính phủ quốc gia và tạo ra thái độ phòng thủ đối với các đàm phán thương mại.
Cách tiếp cận phòng thủ của Ấn Độ tại các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang diễn ra là một ví dụ. Nếu vai trò của WTO suy giảm và các FTA song phương hay khu vực trở thành chìa khóa chính của thương mại toàn cầu, Ấn Độ và Nam Á có thể trở thành các chủ thể kém hấp dẫn hơn trong thương mại thế giới.
Mối quan tâm nghiêm trọng khác của Nam Á là xu hướng thay đổi liên minh thương mại trên cơ sở địa chính trị của các cường quốc. Mỹ và Trung Quốc đều đang tìm kiếm cơ hội hạn chế ý nghĩa kinh tế lẫn nhau trong các thị trường toàn cầu, bằng cách sử dụng công cụ nhóm liên minh địa chính trị.
Mỹ đã "áp đặt" các thỏa thuận thương mại với Canada, Mexico và Hàn Quốc để đạt được quyền tiếp cập ưu đãi hơn. Trung Quốc cũng đang cố gắng đạt được mục tiêu tương tự thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trong một môi trường như vậy, Nam Á có nguy cơ bị cuốn vào cuộc chiến Mỹ-Trung và buộc phải duy trì quan hệ thương mại không hòa nhập và thiếu cân bằng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Năm doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ du lịch lớn nhất Nam Á
19:36' - 17/01/2019
Có 5 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm du lịch lữ hành quốc tế Satte lần thứ 26 năm 2019 từ 16-18/1 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Môi trường sống ở Đông Nam Á có nguy cơ xuống cấp vì rác thải
15:34' - 13/01/2019
Tuần báo Pháp Courrier International đã đề cập tới vấn đề xử lý rác thải đang được coi như là một cuộc khủng hoảng trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN tiến tới cho phép tự chứng nhận nguồn gốc sản phẩm
21:38' - 08/01/2019
Bộ Thương mại Thái Lan ngày 8/1 cho biết Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao ASEAN (SEOM), diễn ra từ ngày 12 - 18/1 sẽ tập trung thảo luận việc tạo thuận lợi cho thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 2018: Sức ép từ căng thẳng thương mại
13:14' - 01/01/2019
Sau một thời gian đe dọa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam vượt Singapore, dẫn đầu thị trường IPO Đông Nam Á
16:50' - 31/12/2018
Việt Nam đã vượt Singapore, một trung tâm tài chính hàng đầu, về tổng giá trị các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2018 để trở thành thị trường IPO lớn nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
05:30' - 11/12/2018
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hai cường quốc Mỹ-Trung đình chiến là sự thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước nói riêng và toàn cầu nói chung.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đe dọa hệ thống tài chính Hàn Quốc
20:10' - 05/12/2018
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là mối nguy lớn nhất hệ thống tài chính của Hàn Quốc đang đối mặt, theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.