Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp và thảo luận “rất tích cực” bên lề hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) ở Argentina, hai bên đồng ý ngừng các biện pháp hạn chế thương mại như gia tăng mức thuế.
Tờ Đại Công báo, nhật báo có quan điểm thân Trung Quốc của Hong Kong, cho rằng còn quá sớm để nói thương mại Mỹ-Trung sẽ “đình chiến”, vẫn phải xem liệu Trung Quốc và Mỹ trong vòng 90 ngày có thể đạt được nhận thức chung về phương diện cải cách mang tính cấu trúc hay không mới là vấn đề then chốt.
Theo tuyên bố mà lãnh đạo 2 nước đưa ra, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ không tiếp tục leo thang, hai bên nhất trí sẽ không áp đặt các biện pháp thuế quan mới sau ngày 1/1/2019, vẫn duy trì ở mức 10% (chứ không phải là 25% như trước đó tuyên bố).
Hai bên sẽ tăng cường thảo luận, một khi đàm phán được thỏa thuận thì tất cả mức thuế quan mà áp cho năm nay đều có thể được hủy bỏ. Ngoài ra, theo nguồn tin nội bộ, nếu hai bên trong vòng 90 ngày không đạt được thỏa thuận thì Mỹ sẽ nâng mức thuế suất từ 10% lên 25%.
Trương Yến Sinh, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc, cho biết nếu va chạm thương mại tiếp tục leo thang thì không chỉ ảnh hưởng đến hai nước, mà còn sẽ tác động nặng nề đến thương mại toàn cầu. Sở dĩ hai nước lần này đồng ý ngừng biện pháp gia tăng mức thuế chính vì đã nhìn thấy điểm này.
Phó Viện trưởng Thường trực Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch chỉ rõ: diễn biến quan hệ hai nước kể từ 6 tháng trở lại đây cho thấy cách thức mà một bên có ý đồ "đơn phương áp đảo" bên kia không thể có hiệu quả, hai bên cần phải quay trở lại quỹ đạo đối thoại và đàm phán. Đúng như Tập Cận Bình đã nói: “Hợp tác là sự lựa chọn tốt nhất của Trung Quốc và Mỹ”.
Phó ban nghiên cứu thị trường quốc tế thuộc Viện nghiên cứu Bộ thương mại Trung Quốc Bạch Minh cho rằng hai nước lần này đạt được nhận thức chung là kết quả nỗ lực của Trung Quốc trong việc vừa mở ra cánh cửa đàm phán. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo cuộc đàm phán 90 ngày tiếp theo sẽ không dễ dàng bởi những điều kiện mà phía Mỹ đưa ra "vẫn rất cao".
Muốn giải quyết các bất đồng đặc biệt là liên quan đến phương diện cải cách mang tính cấu trúc giữa Trung Quốc và Mỹ thì hai bên cần phải tìm kiếm điểm lợi ích chung thông qua các cuộc tiếp xúc và thảo luận liên tục.
Giáo sư kinh tế Dư Trí của Học viện kinh doanh, thuộc trường Đại học kinh tế tài chính Thượng Hải, cho rằng không nên "lạc quan mù quáng" về tình hình hiện nay.
Nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao Mỹ-Trung đạt được lần này chỉ khiến cho cuộc chiến thương mại không tiếp tục mở rộng, nhưng cũng không thể hiểu là “đình chiến”. Suy cho cùng hai bên đều chưa hủy bỏ phần thuế quan đã áp lẫn nhau, mà cuộc chiến thương mại không mở rộng cũng chỉ mang tính tạm thời.
Ông chỉ rõ lần này Nhà Trắng đồng ý tạm ngừng mở rộng cuộc chiến thương mại là có điều kiện tiên quyết trên hai phương diện: một là, Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa của Mỹ; hai là, Trung Quốc tiến hành cải cách mang tính cơ cấu. Điểm thứ hai sẽ là điểm khó trong cuộc đàm phán tiếp theo, đặc biệt là “ngừng ép buộc chuyển giao công nghệ”.
Hiện nay, quan điểm của hai nước Mỹ-Trung tồn tại bất đồng mang tính cơ bản đối với vấn đề chuyển giao công nghệ (việc chuyển giao công nghệ sẵn có là ‘ép buộc’ hay là ‘tự nguyện’).
Điều đáng quan tâm là lần này trọng điểm mà trong tuyên bố của Nhà Trắng nhắc đến là đàm phán những thay đổi mang tính cấu trúc tiếp theo, nhưng không đề cập đến vấn đề “trợ cấp ngành nghề và các doanh nghiệp nhà nước”. Theo Giáo sư Dư Trí, điều này cho thấy Mỹ hy vọng hai bên có thể đạt được một số kết quả khác trong các cuộc đàm phán sắp tới.
Bên cạnh đó, vấn đề Trung Quốc vẫn sẽ “trợ cấp ngành nghề và các doanh nghiệp nhà nước” sẽ tiếp tục được đàm phán song phương và đàm phán đa phương trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bởi đây cũng là vấn đề mà Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản quan tâm.
Nếu vấn đề này không được giải quyết về cơ bản thì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung rất khó đi đến hồi kết.
Ban đầu Tổng thống Trump áp thuế lên danh mục hàng hóa của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD chính là nhằm vào nội dung này nên nhà lãnh đạo nước Mỹ sẽ không hủy bỏ trong trường hợp chưa giành được sự nhượng bộ thực chất từ Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đe dọa hệ thống tài chính Hàn Quốc
20:10' - 05/12/2018
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là mối nguy lớn nhất hệ thống tài chính của Hàn Quốc đang đối mặt, theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo về giá đắt của căng thẳng thương mại
13:24' - 29/11/2018
Ngày 28/11, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo mức độ tác động của tình trạng gia tăng căng thẳng thương mại tới tăng trưởng toàn cầu nghiêm trọng hơn nhiều so với những quan ngại từng được đưa ra.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Malaysia: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tạo “hiệu ứng dây chuyền”
20:24' - 13/11/2018
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ngày 13/11 khuyến cáo căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra một “hiệu ứng dây chuyền” và thúc đẩy các nước khác chuyển hướng sang bảo hộ thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của quan hệ Mỹ-Canada đối với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 12/10/2018
Mỹ và Canada đã đạt được thỏa thuận thương mại vào phút cuối và chỉ xuất hiện một số nhượng bộ nhỏ. Liệu đây có phải là phiên bản giải quyết căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc?
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại leo thang, tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại
18:53' - 10/10/2018
Tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc được dự đoán đã chậm hơn trong tháng 9/2018
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.