APEC 2017: APEC duy trì vai trò thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng
Trong những năm vừa qua, đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng và tăng cường kết nối được đề cao trong chương trình nghị sự APEC nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng liên kết kinh tế sâu rộng hơn và phát triển của các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Trong năm 2017, các nền kinh tế APEC tiếp tục đẩy mạnh hoàn tất các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020, đồng thời tăng cường kết nối để APEC duy trì vai trò động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng.
APEC - vườn ươm cho những sáng kiến
Việc đặt ra mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức hợp tác kinh tế đi đầu khu vực.
Năm 1994, các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC đã nhóm họp tại Bogor, Indonesia và thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển, do tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các thành viên.Mục tiêu đó, trở thành định hướng cho hợp tác APEC đến năm 2020 và đưa APEC trở thành một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Chặng đường 23 năm thực hiện mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư, APEC đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở khu vực.Những nỗ lực của APEC trong việc thực hiện 3 trụ cột hợp tác về tự do hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh và hợp tác kinh tế - kỹ thuật đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở khu vực.
Đánh giá về vai trò, đóng góp của Diễn đàn APEC đối với sự tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, TS. Võ Trí Thành chuyên gia kinh tế, thành viên Ban Thư ký APEC 2017 cho rằng, nếu nhìn các nền kinh tế trong APEC so với cách đây 10-15 năm thì có thể thấy độ mở cửa cao hơn rất nhiều, các “hàng rào” đối với thương mại, thủ tục hải quan, đầu tư và dịch vụ giảm đi rất đáng kể.Qua đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đưa APEC trở thành khu vực năng động nhất thế giới về thương mại và đầu tư.
Đây cũng là một đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng và xoá đói giảm nghèo ở khu vực. Đồng thời, Diễn đàn APEC là chất xúc tác, vườn ươm cho những sáng kiến, cho những ý tưởng về liên kết hội nhập gắn với phát triển.
Có thể khẳng định, APEC đóng góp rất lớn đối với sự phát triển và tác động toàn diện, chứ không chỉ thương mại và đầu tư.
Khi mối quan hệ kinh tế được tăng cường, các quan chức và nhà lãnh đạo gặp nhau là cơ hội mở rộng hợp tác, trong đó ổn định về an ninh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và thịnh vượng.
Từ năm 2000 đến 2015, tổng kim ngạch thương mại của APEC đã tăng 2,5 lần, từ 6,4 nghìn tỷ USD lên 16,5 nghìn tỷ USD. Thuế quan trung bình đã giảm hơn một nửa, từ 11% năm 1996 xuống còn 5% năm 2015.
Ngoài ra, APEC cũng đạt được thành tích nổi bật về thuận lợi hoá thương mại với số ngày thông quan hàng hóa đã giảm xuống một cách rõ rệt, lĩnh vực logistics được cải thiện nhờ cơ sở hạ tầng được nâng cấp.
Mức độ mở cửa cao về thương mại và đầu tư, cũng như chú trọng tạo thuận lợi cho thương mại đã đưa APEC trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự thịnh vượng chung của khu vực, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm cho người dân.
Mức độ tự do hoá sâu rộng của APEC còn thể hiện ở sự gia tăng nhanh chóng các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định thương mại khu vực.Trong khoảng thời gian giữa năm 1996 và 2015, số lượng các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực đi vào thực thi trong APEC tăng từ 22 lên 152, với 61 hiệp định được ký kết giữa các thành viên APEC.
Quyết tâm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực
Hiện các thành viên APEC đang đứng trước những thách thức không nhỏ để hoàn thành mục tiêu Bogor đúng hạn trong vòng 3 năm tới.
Kinh tế toàn cầu đang phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến thương mại khu vực tăng trưởng chậm lại, trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ, xuất hiện ở một số nơi.
Những kết quả tích cực về xoá bỏ hàng rào thuế quan nay bị ảnh hưởng bởi làn sóng bảo hộ gia tăng và áp dụng các biện pháp phi thuế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mức độ tự do hoá giữa các thành viên cũng như giữa các ngành còn chênh lệch.
Tăng trưởng kinh tế của APEC đứng đầu thế giới cùng với mức sống tăng lên, tỉ lệ nghèo đói giảm xuống nhưng tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, ở mức 4,8% năm 2014 khiến xu thế phản đối toàn cầu hoá và hoài nghi những lợi ích của tự do thương mại đang trỗi dậy.
Phát biểu về các vấn đề hợp tác và liên kết kinh tế và thương mại, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 1994, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã đề ra tầm nhìn về một khu vực ổn định và thịnh vượng thông qua thúc đẩy các mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do và mở.Triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC, trong hơn hai thập kỷ qua APEC đã đạt được những thành tựu đáng kể và diễn đàn đã khẳng định vai trò là động lực của tăng trưởng và liên kết của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 tại Hà Nội, tháng 5/2017, APEC đã có những tiến triển đáng kể và cụ thể trong việc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Tại Hội nghị lần thứ 29 liên Bộ trưởng Ngoại giao –Kinh tế, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các Bộ trưởng cùng trao đổi để đề ra các biện pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, truyển tải thông điệp về quyết tâm của APEC theo đuổi thương mại và đầu tư tự do và mở. Với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam tiếp tục đưa việc “đẩy nhanh hoàn thành mục tiêu Bogor” là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC 2017.Việt Nam tích cực cùng các thành viên triển khai những sáng kiến nhằm giải quyết những rào cản tồn tại được nêu ra trong “Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu Bogor”, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu Bogor vào năm 2020.
Đây sẽ là nền tảng quan trọng để APEC xây dựng và định hình tương lai hợp tác sau năm 2020, tập trung vào những mục tiêu rộng hơn tự do hoá thương mại và đầu tư, ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức mà bối cảnh mới đã và đang đặt ra, như tăng trưởng bền vững, bao trùm, sáng tạo, thương mại điện tử...
Nhằm duy trì vai trò của APEC là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực trong tình hình mới, đại biểu Ivan Pomaleu đến từ Đoàn Papua New Guinea nhấn mạnh, nhiều sáng kiến sẽ được trình lên các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo, tập trung vào việc thúc đẩy các mục tiêu Bogor vào năm 2020 và sau 2020.Vì thế APEC cần có một chương trình nghị sự với những chiến lược cụ thể để khu vực tiếp tục là động lực chính trong việc hiện thực hóa các mục tiêu Bogor về phương diện thương mại và đầu tư. Đối với Papua New Guinea đang hướng tới tăng trưởng bao trùm, tiếp tục thúc đẩy các cuộc thảo luận về kinh tế.
Nhiều nền kinh tế trông mong phát triển bền vững. Những vấn đề quan trọng liên quan tới thương mại, phát triển bền vững sẽ được các nền kinh tế thành viên ủng hộ mạnh mẽ. Các nền kinh tế thành viên nên tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để kết nối với thị trường toàn cầu.
Cho biết về những đề xuất và sáng kiến của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu Bogor, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ, đề xuất của Việt Nam về chủ đề và bốn ưu tiên hợp tác trong Năm APEC 2017 đã được các thành viên nhất trí cao.Một trong bốn ưu tiên đó là “Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng”, đã có ý nghĩa thiết thực với việc thực hiện các mục tiêu Bogor.
Thực hiện thành công mục tiêu Bogor cần ý chí chính trị vững vàng của các Nhà Lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế thành viên APEC cũng như niềm tin, sự đồng thuận giữa các nhóm trong xã hội như doanh nghiệp, người lao động, người dân… về những lợi ích của tự do thương mại, mà quan trọng nhất là động lực của tăng trưởng và ổn định đã phần nào được chứng thực trong hơn hai thập kỉ qua./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững toàn cầu
17:11' - 08/11/2017
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên tại một số nền kinh tế phương Tây, châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
37% CEO trong khu vực APEC lạc quan về triển vọng tăng trưởng doanh thu
15:53' - 08/11/2017
Kết quả khảo sát của PwC cho thấy mức độ lạc quan về tăng trưởng doanh thu của các lãnh đạo doanh nghiệp trong 21 nền kinh tế thành viên APEC đang ở mức cao nhất trong ba năm.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tăng tốc độ đường truyền internet, phục vụ tốt nhất mọi hoạt động của APEC
14:23' - 08/11/2017
Sáng 8/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã đi thăm, kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng đường truyền internet phục vụ Apec 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.