APEC 2017: Đẩy mạnh hoạt động thương mại đa phương phát triển
Tiếp tục các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/8 đã diễn ra các hoạt động của Ủy ban, Nhóm công tác của APEC với các nội dung tập trung thảo luận vào việc thúc đẩy kinh tế, thương mại trong khu vực phát triển.
Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) của APEC đã tổ chức hội nghị phiên toàn thể với sự tham gia của các đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên. Bà Marie Sherylyn D.Aquia, Chủ tịch CTI cho biết, trong phiên họp này 21 nền kinh tế thành viên chia sẻ quan điểm của họ về vấn đề hội nhập kinh tế khu vực; trong đó có mục tiêu Bogor, Khu vực Mậu dịch Tự do của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới… Theo bà Marie Sherylyn D.Aquia, CTI sẽ thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua bản báo cáo tổng kết trình lên SOM 3. CTI đang cố gắng để các nền kinh tế thực hiện các cam kết của WTO theo thỏa thuận thuận lợi hoá thương mại. Đáng chú ý, trong hội nghị này, Việt Nam đưa ra sáng kiến "Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới". Sáng kiến này nhận được sự đồng thuận của nhiều nền kinh tế khác bởi điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế đang diễn ra hiện nay, tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, cũng như đóng góp vào việc xây dựng FTAAP. Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế (EC), các đại biểu thảo luận sôi nổi về các dự án được đề xuất, và chia sẻ các thực tiễn, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy các mục tiêu của EC, cũng như hợp tác giữa EC và Nhóm luật và chính sách cạnh tranh, tăng cường sự đóng góp của các Nhóm bạn của Chủ tịch trong các lĩnh vực. Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) và Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) đã báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế khu vực. Các đại biểu cũng thảo luận về các vấn đề kinh tế số với vai trò là đòn bẩy chính sách đối với đầu tư và tăng trưởng, việc sử dụng các dữ liệu kinh tế thúc đẩy chính sách cạnh tranh và thị trường hoạt động hiệu quả hơn, cũng như kế hoạch hoạt động về tăng cường cơ sở hạ tầng pháp lý và kinh tế nhằm giải quyết tranh chấp trên mạng.Việt Nam tham gia cuộc họp này với tham luận về vấn đề quản lý và luật doanh nghiệp, công tác xây dựng chương trình hợp tác luật và hành chính công, thông qua việc thảo luận và trao đổi thông tin giữa các nền kinh tế thành viên của APEC.
Phiên họp này đã đi đến nhất trí sẽ báo cáo lên các Quan chức cao cấp APEC về đánh giá chính sách cạnh tranh, nhằm tăng cường năng lực đánh giá chính sách cạnh tranh của các thành viên APEC, áp dụng các điển hình chính sách cạnh tranh hiệu quả, thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC. Theo ông James Ding, chuyên gia pháp lý từ Hồng Kông (Trung Quốc), kết quả phiên làm việc của EC sẽ giúp đưa ra những khuyến nghị, gợi ý cho các nền kinh tế tham chiếu, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện cụ thể, hướng đến đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Cũng diễn ra trong ngày 25/8, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), các đại biểu đã thảo luận tích cực về các chính sách, việc vận hành và quản trị của các diễn đàn thuộc SCE. Ủy ban SCE được thành lập với mục tiêu hỗ trợ thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế - kỹ thuật của APEC và cung cấp hướng dẫn chính sách để đóng góp cho các mục tiêu hợp tác kinh tế - kỹ thuật của APEC. Ngoài ra, Nhóm đặc trách về kinh tế mạng (AHSGIE) cũng đã có buổi làm việc với một nội dung thảo luận quan trọng là dự thảo Lộ trình kinh tế mạng và kinh tế số của APEC. Đối thoại chính sách APEC về HPV và ung thư cổ tử cung và Hội thảo nhóm chuyên gia APEC về ung thư cổ tử cung tiếp tục ngày làm việc thứ hai. Các đại biểu đã thảo luận về mục tiêu giảm số ca nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung ở các nền kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện chương trình tiêm chủng ngăn ngừa HPV và các kế hoạch thời gian tới.Các đại biểu cũng đã thảo luận về vai trò của vắc-xin ngừa HPV đối với sức khỏe của nữ giới độ tuổi vị thành niên và tác động đối với nền kinh tế khi sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên được nâng cao./.
>> APEC 2017: Phiên họp của Ủy ban Kinh tế APEC về thúc đẩy kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phiên họp của Ủy ban Kinh tế APEC về thúc đẩy kinh tế
14:23' - 25/08/2017
Việt Nam tham gia tham luận với nội dung về vấn đề quản lý và luật doanh nghiệp, công tác xây dựng chương trình hợp tác luật và hành chính công...
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực
12:40' - 25/08/2017
Ngày 25/8, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng
20:17' - 24/08/2017
Cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế trong khuôn khổ SOM 3 và các cuộc họp liên quan thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017) đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam và Australia sẽ phối hợp phòng chống đánh bắt cá trái phép
18:57' - 24/08/2017
Việt Nam và Australia sẽ phối hợp với các nền kinh tế thành viên APEC triển khai chiến dịch truyền thông phổ biến cho cộng đồng đánh bắt cá kiến thức, các nguyên tắc đánh bắt cá quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến cáo không phát triển ồ ạt nuôi cá trong ao tôm
12:07'
Vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều ngân hàng lớn đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn năm 2025
12:07'
Bước vào mùa Đại hội Đồng cổ đông thường niên, nhiều ngân hàng đã công bố tài liệu dự kiến trình cổ đông với kế hoạch tăng vốn quy mô lớn để củng cố năng lực tài chính và mở rộng hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao
12:06'
Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế...
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
09:50'
Thị trường bất động sản một số tỉnh thành miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên… những ngày gần đây đang dậy sóng, tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Tuyên Quang
20:30' - 22/03/2025
Thủ tướng yêu cầu xác định rõ nguyên nhân vụ cháy, làm cơ sở xử lý trách nhiệm nếu có dấu hiệu vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định phát huy tinh thần Tây Sơn thượng võ, vươn lên phát triển
20:28' - 22/03/2025
Chiều 22/3/2025, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định về tình hình phát triển kinh tế xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Bình Định
18:33' - 22/03/2025
Chiều 22/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự khánh thành đập dâng Phú Phong và kiểm tra thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-21/3/2025
15:18' - 22/03/2025
Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 15-21/3/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số
12:15' - 22/03/2025
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030).