APEC 2017: Tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với kinh tế số
Trong khuôn khổ Tuần lễ Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC 2017 và các cuộc họp liên quan, ngày 12/9, Hội thảo APEC về tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với kinh tế số đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, bà Jillian DeLuna (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết, trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của APEC, hội thảo sẽ bàn thảo giải pháp tạo thuận lợi, tận dụng dòng thông tin và tăng cường kỹ năng kỹ thuật số để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa gia nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số.
“Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, đồng thời đem lại sự phát triển bình đẳng, bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ sự hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang gặp khó khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế kỹ thuật số do những khó khăn về truy cập internet và truyền dẫn băng thông rộng, tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như các kiến thức cơ bản về phát triển, hiện diện trực tuyến và chi phí đắt đỏ của các thiết bị công nghệ thông tin”, bà Jillian DeLuna cho biết thêm. Tại Hội thảo, các đại biểu trao đổi về thực trạng kinh tế số trong APEC, các cơ hội trong nền kinh tế số rất quan trọng đối với các MSME và những trở ngại có thể gặp phải ở thời điểm hiện tại.Những việc APEC đã làm trong lĩnh vực này cho tới thời điểm hiện tại, cũng như những gì mà ASEAN đang làm để khuyến khích các MSME tham gia vào nền kinh tế số.
Hội thảo cũng đánh giá về những yếu tố chính để tăng cường trình độ kỹ thuật số, thảo luận về các nguyên tác thúc đẩy kinh tế số, nghiên cứu sáng kiến thành công, khuyến khích sự phát triển các nội dung, ứng dụng và dịch vụ nội địa, để đảm bảo giá trị kinh tế xã hội cho nền kinh tế kỹ thuật số với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực. Các đại biểu tập trung thảo luận biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận, kết nối của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa: thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược nhằm đạt được luồng thông tin tự do giữa các nước cũng như những thị trường mở và có tính cạnh tranh.Nghiên cứu ví dụ điển hình của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong APEC phụ thuộc vào luồng thông tin qua biên giới để truy cập nền kinh tế số trong các hoạt động kinh doanh.
Các tham luận viên cũng sẽ đề cập đến những thách thức và những hạn chế tác động đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc phát huy quyền truy cập kinh tế số.
Tại Hội thảo các đại biểu đã trao đổi về những thách thức và khó khăn chính trong tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; những giải pháp tiềm năng để nâng cao trình độ kỹ thuật số và tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin giữa các thành viên APEC. Trao đổi với bên lề Hội thảo, Luật sư Trần Thanh, Công ty Luật Nelson và cộng sự cho rằng, hội thảo là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi, lĩnh hội tư duy đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp tên tuổi đến từ các nước phát triển.Các sản phẩm công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, lao động nhân công và thay đổi rất lớn đối với cả thế giới.
Nền kinh tế mỗi quốc gia có phát triển hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào khoa học công nghệ.
Việt Nam vẫn đang yếu về khoa học công nghệ nên giá trị gia tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu chưa cao.
Đơn cử, để tạo ra được giá trị 20 triệu đồng, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phải xuất khẩu hàng chục tấn gạo nhưng với các nước phát triển công nghệ, chỉ cần sản xuất chiếc điện thoại thông minh hoặc một vài thiết bị điện tử.
"Vì thế, Việt Nam không thể đứng ngoài mà phải tận dụng cơ hội chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu mang lại nhưng cũng phải vượt qua nhiều thách thức. Muốn vậy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ phải cần đến chính sách ưu đãi của Chính phủ để có thể sáng tạo, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại và đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước”, Luật sư Trần Thanh chia sẻ.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Startup Việt “trình làng”
15:23' - 12/09/2017
Trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017, gần 40 dự án khởi nghiệp (Startup) ở Việt Nam đã tham gia thuyết trình nhằm tìm kiếm nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng tới hình thành cộng đồng khởi nghiệp APEC kết nối và năng động
12:48' - 12/09/2017
Sáng 12/9, tại Tp.Hồ Chí Minh, Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chính thức được khai mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:28' - 11/09/2017
Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn “Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.