APEC 2020: Đảm bảo dòng chảy thương mại và đầu tư ngay cả trong khủng hoảng
Tối 20/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (AELM) đã kết thúc tốt đẹp với lễ khởi động Tầm nhìn APEC sau năm 2020 mang tên Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 và lễ chuyển giao tượng trưng vai trò chủ nhà Năm APEC 2021 cho New Zealand.
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2020 và đã đi vào lịch sử với việc lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, tham dự hội nghị năm nay có hầu hết các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…
Đây là lần đầu tiên kể từ sau Năm APEC 2017 do Việt Nam làm chủ nhà, Tổng thống Mỹ trở lại tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và cũng là lần đầu tiên ông Trump tham dự hội nghị quốc tế từ sau tổng tuyển cử.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà APEC 2020, ông Muhyiddin Yassin nhấn mạnh rằng APEC đang ở một thời điểm quan trọng. Năm 1994, các nền kinh tế thành viên APEC đã nhất trí với các Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do, cởi mở ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Tới nay, tổng thương mại giữa các nền kinh tế APEC và phần còn lại của thế giới đã tăng hơn 4 lần. Kể từ năm 2000, dòng vốn vào các nền kinh tế APEC đã tăng 75% và dòng vốn ra bên ngoài tăng gấp 3 lần.
Để tiến về phía trước, ông Muhyiddin đề xuất ba ưu tiên chính mà tất cả các nền kinh tế thành viên APEC có thể thực hiện. Thứ nhất, tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc để đảm bảo dòng chảy thương mại và đầu tư tiếp tục ngay cả trong khủng hoảng.
Thứ hai, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số trước nhu cầu cấp bách là tạo ra việc làm và đưa công nhân trở lại thị trường việc làm. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế bao trùm để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Theo Tuyên bố Kuala Lumpur 2020 đưa ra sau hội nghị, Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 vạch ra tương lai khu vực là một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai.
Ngoài ra, tuyên bố còn đề cập tới việc chống lại cũng như giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, tham gia kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật số và công nghệ; cải thiện thương mại và đầu tư…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Thủ tướng Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do
08:27' - 21/11/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng các nhà lãnh đạo ở hai bờ Thái Bình Dương đã ký một tuyên bố tập trung vào thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP
08:07' - 21/11/2020
Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Thời sự
APEC 2020: Khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27
21:22' - 20/11/2020
Ngày 20/11, lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 27.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hy vọng Mỹ sẽ tham gia CPTPP
21:15' - 21/05/2022
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-24/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Luật viện trợ cho Ukraine 40 tỷ USD có hiệu lực
19:13' - 21/05/2022
Ngày 21/5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43' - 21/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16' - 21/05/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22' - 21/05/2022
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30' - 21/05/2022
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.