ASEAN 2020: Các Bộ trưởng phụ trách các trụ cột Cộng đồng ASEAN họp trù bị
Theo chương trình, ngày 9/11 sẽ diễn ra: Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN trù bị; Cuộc họp lần thứ 5 Nhóm Công tác liên ngành thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; Hội nghị Ủy ban đàm phán thương mại RCEP nội bộ ASEAN trù bị; Hội nghị Quan chức cao cấp Kinh tế ASEAN trù bị.
Ngày 10/11 sẽ diễn ra các hoạt động: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 22; Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 28; Lễ ký văn kiện gia nhập Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á; Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trù bị; Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 19; Đối thoại hình thức Troika mở rộng giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Thương mại Thụy Sỹ. Ngày 11/11, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trù bị sẽ diễn ra.. Từ ngày 12-15/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Đây là chuỗi hoạt động cuối cùng của Năm Chủ tịch ASEAN và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020. Phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan. Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác tham dự trực tuyến. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Tổng Thư ký Liên hợp quốc; Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế; Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới là khách mời của Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Lãnh đạo ASEAN và các đối tác sẽ thảo luận về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất các ưu tiên, sáng kiến năm ASEAN 2020, thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN, ngoài ra theo thông lệ, các Lãnh đạo sẽ trao đổi tình hình thế giới khu vực, định vị và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong thế giới hậu dịch COVID-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì 16 hoạt động và phát biểu tại các hoạt động: Phiên đối thoại với đại diện Hội đồng Kinh doanh Đông Á; Lễ khởi động chuỗi Logistics công nghệ cao ASEAN; Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư và kinh doanh ASEAN trong vai trò Chủ tịch ASEAN.Bên cạnh đó, một số các hoạt động bên lề sẽ được tổ chức: Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên của các nhà Lãnh đạo nữ ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Đông Á...
Hội nghị lần này sẽ có hơn 80 văn kiện được trình các Lãnh đạo thông qua, ghi nhận, công bố. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước đến nay.Trong đó, theo thông lệ, Hội nghị sẽ có 11 Tuyên bố Chủ tịch về kết quả các Hội nghị cấp cao ASEAN 37, Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia và Liên hợp quốc), ASEAN +3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Tuyên bố báo chí của Chủ tịch về Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN.
Phát huy tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng", trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, ASEAN đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, thống nhất trước khó khăn, trở ngại duy trì đà hợp tác, ứng phó hiệu quả với những tác động từ đại dịch COVID-19 và củng cố hơn nữa vai trò trung tâm, nâng cao vị thế trong khu vực và trên quốc tế. Đến nay, ASEAN đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra.Các sáng kiến, ưu tiên chính thống nhất từ đầu năm theo đề xuất của Việt Nam, đều tiến triển đúng lộ trình như kiểm điểm giữa kỳ Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, xây dựng định hướng phát triển sau 2025, rà soát, đánh giá thực hiện Hiến chương, phát triển tiểu vùng gắn với ASEAN, tăng cường hình ảnh và nhận diện của ASEAN...
Nhằm ứng phó với dịch COVID-19 và khắc phục tác động của dịch bệnh, ASEAN đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ và khẩn trương các sáng kiến cụ thể, thiết thực như: Quỹ COVID-19, kho dự trữ khẩn cấp, lập Trung tâm khu vực về ứng phó dịch bệnh mới nổi, xây dựng Khung tổng thể và Kế hoạch triển khai giảm thiểu hậu quả của dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi toàn diện. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan là dịp quan trọng để Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đưa ra những quyết sách, chỉ đạo quan trọng về hợp tác ASEAN và quan hệ với các đối tác, đối sách của ASEAN đối với các vấn đề khu vực và quốc tế tác động đến khu vực trong thời gian tới, cũng như nâng cao sự chủ động của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế hiện nay, trong đó có dịch COVID-19.Đây cũng là đợt hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt, khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia Nga: Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác Nga-ASEAN
21:28' - 08/11/2020
Nhiều chuyên gia, học giả Nga đã bày tỏ tin tưởng vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác Nga-ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo về chuẩn bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các Hội nghị liên quan
20:19' - 05/11/2020
Chiều 5/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các HNCC liên quan diễn ra từ 12-15/11/2020 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chánh án Nguyễn Hòa Bình được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Chánh án các nước ASEAN
18:38' - 05/11/2020
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam Nguyễn Hòa Bình đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Chánh án các nước ASEAN nhiệm kỳ 2020 - 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra theo hình thức trực tuyến
18:16' - 05/11/2020
Chiều 5/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam đã thông báo một số nội dung liên quan đến Hội nghị Cấp cao lần thứ 37 cùng các hội nghị liên quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.