ASEAN 2020: Hướng tới 5 mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025
Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 19 chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 đã được tổ chức chiều 10/11 theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.
Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang tập trung thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2025 với 5 mục tiêu.
Cụ thể, đưa ASEAN thành một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng động; nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; một ASEAN toàn cầu.
Trong bối cảnh ASEAN đã đi được nửa chặng đường trong việc xây dựng Kế hoạch tổng thể AEC 2025, hội nghị đã trao đổi về báo cáo sơ bộ rà soát giữa kỳ việc thực hiện kế hoạch tổng thể này.
Báo cáo sơ bộ này là một trong 13 sáng kiến ưu tiên kinh tế trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 do Việt Nam đề xuất nhằm nghiên cứu các khuyến nghị về việc thực hiện Kế hoạch tổng thể AEC 2025 hiệu quả hơn, kịp thời đáp ứng tình hình hiện nay.
Theo báo cáo, tính đến quý 2 năm 2020, ASEAN đã thực hiện được 84% tổng số biện pháp đề ra. Điều này thể hiện quyết tâm tăng cường thực hiện Kế hoạch tổng thể, các Bộ trưởng đã thông qua 12 khuyến nghị nhằm giúp ASEAN đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn còn lại 2021-2025 trước tình hình thế giới khu vực có nhiều thay đổi nhanh chóng, khó lường.
Tại hội nghị này, các Bộ trưởng cũng rà soát tình hình thực hiện các ưu tiên/sáng kiến trong trụ cột kinh tế do Việt Nam đề xuất trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo đó, 7 trên 13 ưu tiên đã được hoàn thành, bao gồm xây dựng Chỉ số hội nhập số ASEAN, tăng cường thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025; thúc đẩy tài chính bền vững ASEAN; kết nối các Trung tâm đổi mới sáng tạo; thông qua bộ nguyên tắc hướng dẫn thực thi Khung chính sách thanh toán ASEAN cho thanh toán bản lẻ xuyên biên giới; thiết lập hệ thống thông tin thống kê đồng bộ và thống nhất về phát triển bền vững của ASEAN; xây dựng Khung an ninh lương thực chung của ASEAN và Kế hoạch hành động chiến lược về an ninh lương thực ASEAN giai đoạn 2021-2025.
Trong khi đó, 6 sáng kiến còn lại vẫn đang được Việt Nam thúc đẩy triển khai để hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
Theo Bộ Công Thương, năm 2020 là một năm đặc biệt đối với khu vực ASEAN do tác động của dịch COVID-19 dẫn đến những khó khăn trong sản xuất, thương mại và đầu tư trong toàn khu vực.
Vì vậy, tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng điểm lại những đề xuất, sáng kiến trong kênh kinh tế nhằm duy trì chuỗi cung ứng và phục hồi nền kinh tế do ASEAN và các nước đối tác ngoại khối như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhóm nước ASEAN +3 thông qua.
Đặc biệt, tại hội nghị này, các Bộ trưởng đã thông qua và ký kết Biên bản ghi nhớ về xử lý các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá thiết yếu để ứng phó với dịch COVID-19.
Đây là một biện pháp cụ thể nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Việc kịp thời thông qua các sáng kiến này thể hiện sự chủ động của Việt Nam và các nước ASEAN trong việc giảm thiểu tác động của dịch COVID-19, theo đúng tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng” của Năm ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua Báo cáo của Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN để trình lên các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 dự kiến được tổ chức vào ngày 12 – 15 tháng 11 năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP dự kiến sẽ ký kết vào 15/11
19:38' - 09/11/2020
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán liên quan đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được hoàn tất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam
11:59' - 09/11/2020
Hiệp định RCEP dự kiến ký kết vào ngày 15/11 được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới và mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp ASEAN; trong đó có Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát chặt chất lượng các dự án giao thông
21:54' - 23/05/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030
21:35' - 23/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XV: Lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát
20:30' - 23/05/2022
Trước tình hình này, bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV các đại biểu lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát và có chia sẻ về giải pháp kiểm soát giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Giám sát “đúng” và “trúng”, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
20:28' - 23/05/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Xử lý nghiêm vi phạm trong mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư
20:17' - 23/05/2022
Chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình tăng trưởng
18:58' - 23/05/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự trực tuyến và phát biểu trong Lễ Công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển chưa sát khả năng thực hiện
17:55' - 23/05/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước không sát khả năng thực hiện, đăng ký nhu cầu vốn không chính xác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến sản lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng chậm lại
17:29' - 23/05/2022
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa công bố khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long
16:43' - 23/05/2022
Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thương mại dịch vụ, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững.