ASEAN 2020: Tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí tác nghiệp
Hội nghị cấp cao ASEAN 2020: Tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí tác nghiệp và các Hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11/2020. Đây là chuỗi hoạt động cuối cùng của Năm Chủ tịch ASEAN và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020. Sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Trong thời gian diễn ra Hội nghị lần này, khoảng 300 phóng viên Việt Nam và quốc tế đăng ký tham dự.
* Tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí tác nghiệp Bà Lê Thị Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: Tại Hội nghị lần này, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các doanh nghiệp viễn thông như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), các cơ quan báo chí chủ chốt như: Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Tiếng nói Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng, để tạo điều kiện tốt nhất cho báo chí tác nghiệp. Bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, không có phóng viên nước ngoài nào từ bên ngoài vào Việt Nam, do đó để cung cấp thông tin cho phóng viên ở nước ngoài với những tin tức, hình ảnh một cách cập nhật nhất, Ban Tổ chức đã phải sử dụng, phát huy thế mạnh của công nghệ truyền thông mới. Theo đó, ngoài việc truyền tải trên website của ASEAN, Ban Tổ chức cũng tận dụng các công cụ mới như mạng xã hội. Toàn bộ các sự kiện từ khai mạc đến bế mạc, họp báo đều được truyền trực tiếp trên website ASEAN 2020 cũng như các trang mạng xã hội, đồng thời các sự kiện, cuộc họp diễn ra đều được ghi hình, sau đó cung cấp miễn phí cho báo chí trong, ngoài nước. “Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, áp lực đối với đội ngũ làm công tác truyền thông cho Hội nghị lớn hơn các lần Hội nghị trước rất nhiều. Bởi ngoài việc đảm bảo cho phóng viên tác nghiệp trực tiếp tại hiện trường, còn phải hỗ trợ phóng viên tường thuật các sự kiện bằng hình thức trực tuyến. Ngoài việc bố trí cơ sở vật chất, hậu cần cho phóng viên tác nghiệp ngay tại Hội nghị, có các kịch bản tác nghiệp cụ thể, chúng tôi còn phải cung cấp một cách kịp thời, chất lượng cao nhất thông tin, hình ảnh cho các phóng viên ở bên ngoài Việt Nam theo dõi và đưa tin về sự kiện này”, bà Lê Thị Thu Hằng chia sẻ. Dẫn ví dụ về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra hồi tháng 6/2020, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao đánh giá, mặc dù diễn ra dưới hình thức trực tuyến song số lượng tin, bài trên các trang của báo chí Việt Nam cũng như báo chí nước ngoài còn lớn hơn so với các hội nghị mà Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp; đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng lượng tin, bài về Hội nghị lần này sẽ tiếp tục nhiều hơn, nhanh hơn và đậm đà hơn. * Phóng viên yên tâm tác nghiệpCông tác hậu cần tốt, đường truyền Internet nhanh, ổn định là nhận xét chung của nhiều phóng viên trong và ngoài nước sau hai ngày đầu tham gia tác nghiệp, đưa tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan.
Phóng viên Phạm Hà (Ban Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam) đánh giá công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 rất tốt. Trung tâm Báo chí tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên, trước hết về đường truyền Internet và cung cấp thông tin nhanh cùng nhiều sự hỗ trợ khác cho phóng viên thực hiện tốt công tác đưa tin. Trong khi đó, chia sẻ khó khăn với nước chủ nhà Việt Nam khi công bố thời điểm ngày khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan có muộn hơn các lần hội nghị trước do tác động của dịch COVID-19, phóng viên Phạm Bắc của Thông tấn xã Đức (DPA) đánh giá công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam vẫn rất tốt, chẳng hạn như đường truyền Internet năm nay nhanh, ổn định. Bộ Ngoại giao cũng đã cử người túc trực thường xuyên ở Trung tâm Báo chí nên khi phóng viên có vấn đề gì khó khăn, xin hỗ trợ thì đều nhận được hướng dẫn tận tình. “Mọi thứ rất ổn cho phóng viên yên tâm tác nghiệp mà không cần phải lo công tác hậu cần”, phóng viên Phạm Bắc nói. Là một trong số ít phóng viên người nước ngoài tham gia đưa tin trực tiếp tại sự kiện, phóng viên Mike Yves từ Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết: Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức những sự kiện lớn. Do đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, công tác tổ chức được thực hiện rất bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả. Trung tâm Báo chí gần phòng họp tạo điều kiện đáng kể cho lực lượng báo chí trong quá trình tác nghiệp. Tài liệu, máy móc, trang thiết bị hiện đại, mạng Interrnet tốc độ cao phục vụ đầy đủ cho phóng viên báo chí tác nghiệp. Cũng theo phóng viên Mike Yves, việc các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 được thực hiện trực tuyến đối với các phóng viên đem lại khó khăn và cả thuận lợi. Nếu trước đây, ở các hội nghị cấp cao theo hình thức trực tiếp, một phóng viên phải theo dõi hoạt động của nhiều lãnh đạo cấp cao, cường độ làm việc rất cao. Tại các hội nghị trực tuyến, phóng viên chỉ cần thực hiện một thao tác đối với nhiều lãnh đạo. Tuy nhiên, điều khó khăn là, phóng viên phải theo dõi kỹ màn hình để “bắt” được khuôn hình có vị lãnh đạo mình muốn đưa tin. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong năm, cả trong nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài, đề ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm, Lãnh đạo ASEAN họp với Lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN. Về chương trình, dự kiến có 20 hoạt động ở cấp cao, trong đó có Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên hợp quốc, Australia và cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác ASEAN-New Zealand, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15, Hội nghị Cấp cao các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Dịp này cũng sẽ diễn ra các Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản, Mekong-Hàn Quốc... Tại Hội nghị lần này, dự kiến các Nhà Lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay. Trong số hơn 80 văn kiện này, đáng chú ý có các văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các Đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025; Tuyên bố Hà Nội về tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng; Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN+3 về tăng cường năng lực tự cường kinh tế-tài chính trước các thách thức nổi lên... Hội nghị là dịp quan trọng để Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cam kết, quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm duy trì đà hợp tác, liên kết khu vực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, củng cố vai trò trung tâm, vị thế của ASEAN cũng như định hướng phát triển phù hợp cho ASEAN trong một thế giới đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy định hướng phát triển giai đoạn mới cho ASEAN
16:27' - 12/11/2020
Ngay sau Lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì điều hành Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng trưởng nhanh
15:20' - 12/11/2020
ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và cũng thu hút dòng vốn đang tăng vọt từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ASEAN vững vàng vượt lên thách thức, hướng tới thịnh vượng
15:01' - 12/11/2020
Sáng 12/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan tổ chức theo hình thức trực tuyến đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Các nước ASEAN ký MoU đảm bảo nguồn cung các mặt hàng y tế thiết yếu
11:16' - 12/11/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các nước thành viên ASEAN đã đạt được một thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa và vật tư y tế thiết yếu để chống lại đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.