ASEAN 2020: Thông qua Giai đoạn II của Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác năng lượng
Tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM) được tổ chức trực tuyến tại Việt Nam vào chiều 21/11, các Bộ trưởng, trưởng đoàn đã thông qua Giai đoạn II của Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác năng lượng giai đoạn 2021-2025 (APAEC giai đoạn II: 2021-2025). Giữa những thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 đối với ngành năng lượng toàn cầu và tăng trưởng kinh tế tổng thể, Hội nghị AMEM 38 đã cam kết định hướng chuyển đổi năng lượng của ASEAN hướng tới một tương lai năng lượng bền vững. APAEC Giai đoạn II sẽ có chủ đề phụ mới là "Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng cường năng lượng khả năng phục hồi thông qua đổi mới và hợp tác hơn nữa". Hợp tác năng lượng ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi 7 lĩnh vực. Cụ thể là chương trình APAEC về lưới điện ASEAN (APG), đường ống dẫn khí Trans ASEAN (TAGP), hiệu quả năng lượng và bảo tồn, năng lượng tái tạo, năng lượng khu vực và hoạch định chính sách, than đá và công nghệ than sạch và năng lượng hạt nhân dân sự. APAEC Giai đoạn II là kế hoạch mới nhất trong chuỗi các kế hoạch ngành để thực hiện tầm nhìn của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với ngành năng lượng. Chương trình APAEC mới đóng khung chương trình nghị sự hợp tác năng lượng của khu vực trong năm năm tới cũng như nhiệm vụ dài hạn hướng tới một tương lai năng lượng ASEAN bền vững. APAEC Giai đoạn II cũng cung cấp những đóng góp về năng lượng khu vực vào các mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN, bao gồm ứng phó với các mệnh lệnh liên ngành để phục hồi kinh tế và tăng trưởng xanh, kỳ vọng về tính bền vững, ứng phó khí hậu và khả năng phục hồi, nhu cầu của đô thị hóa nhanh chóng, tăng trưởng dân số, số hóa và các xu hướng, những vấn đề khác. Tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng, trưởng đoàn cũng đánh giá cao những thành tựu và nỗ lực hướng tới năng lượng bền vững về hiệu quả năng lượng, với việc đã giảm 24,4% cường độ năng lượng ASEAN năm 2018 dựa trên mức độ năm 2015. Khu vực ASEAN đã vượt qua mục tiêu giảm 20% đặt ra cho năm 2020 và mục tiêu mới được thông qua là giảm 32% cường độ năng lượng vào năm 2025 dựa trên mức năm 2005. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng, trưởng đoàn cũng thảo luận về các phân tích trong bản Triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 6 (AEO6) của Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), cho thấy khoảng 70% tiết kiệm tiêu thụ năng lượng đến từ các ngành vận tải và công nghiệp. Cùng với đó là những lợi ích lớn từ việc mở rộng các chương trình tiết kiệm năng lượng của khu vực, bất chấp những thách thức từ tác động của đại dịch. Về lĩnh vực năng lượng tái tạo, các Bộ trưởng, trưởng đoàn đã thảo luận về những thách thức của việc triển khai trong khu vực và hoan nghênh các biện pháp mạnh mẽ trong APAEC giai đoạn II để đạt được những mục tiêu về năng lượng tái tạo. Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng trong ASEAN, các Bộ trưởng, trưởng đoàn cam kết tiếp tục nỗ lực để đạt được tỷ trọng năng lượng tái tạo của ASEAN với mục tiêu 23% vào năm 2025, đồng thời đặt mục tiêu 35% tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ASEAN với công suất năng lượng lắp đặt vào năm 2025. Cũng tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng, trưởng đoàn đã thảo luận về Kế hoạch AEO6, cụ thể, than đá chiếm ưu thế đầu vào nhiên liệu khu vực trong sản xuất điện đến năm 2040, sẽ có tốc độ tăng trưởng 4% hàng năm và khoảng 179 GW công suất bổ sung đến năm 2040. Do đó, Hội nghị AMEM 38 đã đạt được đồng thuận về việc củng cố và tối ưu hóa vai trò của công nghệ than sạch, bao gồm dự trữ và sử dụng carbon (CCUS) trong việc tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi của khu vực hướng đến nền kinh tế carbon thấp và bền vững. Bên cạnh đó, đánh giá về chương trình Lưới điện ASEAN (APG), các Bộ trưởng, trưởng đoàn đã đánh giá cao những nỗ lực trong việc mở rộng mua bán điện đa phương và hoan nghênh sự đột phá mới nhằm tăng cường hiện đại hóa và khả năng phục hồi lưới điện để cung cấp lượng điện ổn định, bền vững cũng như cung cấp tỷ trọng cao về năng lượng tái tạo trong lưới điện. Đáng chú ý, về chương trình Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP), các Bộ trưởng, trưởng đoàn nhấn mạnh vai trò của khí tự nhiên trong tương lai năng lượng khu vực và sự cần thiết để tiếp tục theo đuổi thị trường khí cho ASEAN bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận và kết nối LNG. Cơ sở hạ tầng tái hóa khí ở ASEAN đã được mở rộng hơn gấp đôi từ khi bắt đầu APAEC Giai đoạn I với tổng công suất 38,75 triệu tấn/năm (MTPA) trong 9 kho cảng tái hóa khí LNG tại 5 quốc gia thành viên ASEAN. Chương trình này còn bao gồm 13 đường ống xuyên quốc gia với tổng chiều dài 3.631 km kết nối 6 thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng, trưởng đoàn lạc quan về sự phát triển của cơ sở hạ tầng dự trữ LNG và số lượng kho trữ khí LNG khu vực ASEAN, có khả năng đạt 3-5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Điều này là dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của thị trường khí ASEAN và mong muốn Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE) xác nhận về những hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ các quốc gia ASEAN để hỗ trợ sự phát triển của kho dự trữ LNG và LNG quy mô nhỏ trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Phục hồi kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính
19:05' - 20/11/2020
Nhận thức ngành năng lượng của khu vực Đông Á (EAS) đã, đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch COVID-19
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững
18:56' - 19/11/2020
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các sự kiện liên quan diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: IEA ưu tiên thúc đẩy hợp tác về năng lượng
15:44' - 19/11/2020
Bên cạnh sự nỗ lực của từng quốc gia thành viên, ASEAN rất cần sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế bao gồm IEA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.