ASEAN 2020: Ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và kinh tế hộ
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan (AEM-52), tối 28/8, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có cuộc họp lần thứ 8 với các đối tác ngoại khối trong khu vực Đông Á, bao gồm các nước Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Liên bang Nga và Hoa Kỳ (gọi tắt là EAS-EMM) do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì.
Tại cuộc họp lần này, các Bộ trưởng hoan nghênh sự tăng trưởng của luồng thương mại và đầu tư giữa các nước Đông Á (EAS) với mức tăng trưởng GDP đạt khoảng 51,6 nghìn tỷ USD trong năm 2019, tăng khoảng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê từ phía ASEAN, giá trị giao dịch thương mại giữa ASEAN và các nước EAS đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2019; chiếm 48,1% so với tổng giá trị giao dịch thương mại của ASEAN với các đối tác; trong khi tổng giá trị thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 61,2 nghìn tỷ USD, chiếm 38,1% luồng đầu tư nước ngoài vào ASEAN.Đặc biệt, các Bộ trưởng ghi nhận đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều thách thức bất ngờ tới cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội cho hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Theo đó, các Bộ trưởng hối thúc việc tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và chung tay đẩy lùi đại dịch; đảm bảo sự phát triển kinh tế chung trong toàn khu vực, ổn định kinh tế vĩ mô.Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì chuỗi cung ứng trong khu vực và khẳng định quyết tâm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, đặc biệt là đối với những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như y tế, vắc-xin, thực phẩm cho nhân dân trong toàn khu vực.
Ngoài ra, các Bộ trưởng hoan nghênh sáng kiến về giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19 bao gồm việc thiết lập Quỹ ASEAN ứng phó với đại dịch COVID-19, cũng như việc thiết lập Quỹ Cung cấp y tế trong khu vực ASEAN nhằm chống lại đại dịch này. Mặt khác, Bộ trưởng trao đổi quan điểm về việc làm thế nào để giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, duy trì chuỗi cung ứng và bình ổn thị trường trong khu vực trong bối cảnh đại dịch COVD-19.Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh vai trò của các công nghệ số và sự hợp tác xuyên quốc gia giữa các nước thành viên của AES. Do vậy, các ưu tiên trong thời gian tới cần dành cho các doanh nghiệp nhỏ và kinh tế hộ trong quá trình chung tay chống lại đại dịch.
Đáng lưu ý, các Bộ trưởng đánh giá cao sự ủng hộ của khu vực đối với việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cam kết sẽ phối hợp nhằm cải cách WTO theo phương châm minh bạch, toàn diện; dễ tiên đoán và tất cả sẽ nỗ lực vì một hệ thống thương mại đa phương bền vững./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm thiểu rủi ro từ COVID-19
17:10' - 28/08/2020
Chiều 28/8, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có buổi tham vấn trực tuyến với các đối tác ngoại khối, bao gồm 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (gọi tắt là ASEAN +3).
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Mở cửa thị trường và đảm bảo thông suốt chuỗi cung ứng
15:42' - 28/08/2020
Tổng giá trị giao dịch thương mại giữa ASEAN và Nga đạt 18,2 nghìn tỷ USD trong năm 2019, chiếm 0,6% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, trong khi FDI từ Nga sang các nước ASEAN đạt 45 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thăm dò tiềm năng hợp tác song phương với Anh
15:32' - 28/08/2020
Trong một tuyên bố hôm 27/8, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Agus Suparmanto cho biết ASEAN hoan nghênh đề xuất của Anh trở thành đối tác đối thoại nhằm tìm kiếm tiềm năng hợp tác kinh tế ASEAN-Anh.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN lần đầu tiên thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
15:30' - 28/08/2020
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009, trong khi ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.