ASEAN 2020: Việt Nam-ASEAN khẳng định vị thế hợp tác khu vực và thế giới
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, đánh dấu mốc mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực cũng như đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế của Đông Nam Á.
Gia nhập ASEAN được coi là bước đột phá đối với Việt Nam, tạo nền tảng cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia xu thế toàn cầu hóa cũng như tự do hóa thương mại.
*Nâng cao vị thế Sau 25 năm tham gia ASEAN, mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế - xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần cách đây 25 năm và chiếm tỷ trọng 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan. Bên cạnh đó, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đáng lưu ý, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đạt gần 25 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2018 và tăng 30% so với năm 2016. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN chỉ đạt 9,8 tỷ USD. Dù vậy, theo nhận định của các doanh nghiệp, bên cạnh những khó khăn, dịch COVID-19 cũng tạo cơ hội để nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Singapore, Thái Lan và Malaysia. Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, do ảnh hưởng dịch COVID-19, Thương vụ đã chủ động kết nối với hiệp hội ngành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Singapore. Chỉ trong tháng 3/2020, Thương vụ đã kết nối được hơn 20 đơn hàng cho một số mặt hàng nông sản. Đặc biệt, từ đầu năm nay, xuất khẩu rau, quả sang thị trường Thái Lan tăng mạnh. Trong đó, 4 tháng đầu năm xuất khẩu rau, quả sang Thái Lan đạt gần 58 triệu USD, tăng hơn 244% so với cùng kỳ năm 2019. Nhận định về thị trường ASEAN, Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: dầu thô và gạo. Đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất phong phú. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN là điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng... với nhiều ngành có lợi thế cạnh tranh bộc lộ. Một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ như thiết bị ảnh, thép mạ và tàu đã xuất hiện trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế. Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN. Sự gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN do 2 yếu tố, một là nhu cầu thị trường tăng và hai là khai thác các lợi thế có sẵn. Trong 6 tháng đầu năm 2020, do chịu tác động của dịch COVID-19, kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN ở ngưỡng 25 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị trường cung ứng hậu đại dịch vẫn hứa hẹn còn nhiều cơ hội tốt xâm nhập thị trường ASEAN và khu vực. Hiện nay, Indonesia, Thái Lan và Philippines là ba thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất với chủng loại hàng hóa khá đa dạng. Trong khi Thái Lan ưa chuộng trái cây khô, hàng dệt may của Việt Nam thì Indonesia và Philippines lại có nhu cầu nhập khẩu nhiều đối với máy phát điện, máy bơm nước, thiết bị viễn thông... Ngoài ra, ASEAN cũng đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ASEAN đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2018; trong đó, Philippines và Malaysia là hai khách hàng chính. Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực ASEAN sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hơn nữa, các mặt hàng thủy sản, cà-phê, rau, quả… của Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng xuất hiện ở thị trường các nước ASEAN hậu dịch COVID-19. Dấu hiệu tăng trưởng thương mại giữa ASEAN và Việt Nam tuy đã chững lại, nhưng thành quả mà hội nhập kinh tế ASEAN mang lại cho Việt Nam vẫn rất tích cực. Nhận định từ các chuyên gia cũng cho thấy, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mang lại cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức lớn. Thị trường xuất khẩu thông thoáng nhưng hàng hóa ở “sân nhà” đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khối. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển ổn định, bền vững buộc phải tái cơ cấu đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty Phát Thành VI cho hay, xuất khẩu vào thị trường ASEAN nói chung, Philippines nói riêng các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, số lượng; đồng thời, chú trọng đến tính bền vững với khách hàng. Còn theo đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Quy Phúc, để hàng hóa, sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường ASEAN, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh, theo sát xu hướng tiêu dùng của người dân mỗi nước, liên kết với nhà phân phối nội địa uy tín, có năng lực… Đây là khâu quan trọng, bởi sản phẩm của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp đều nằm trong chuỗi giá trị của khu vực hay chuỗi giá trị toàn cầu. *Kỳ vọng 2020 Nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này trong thời gian tới, theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá và chuyển dịch cấu trúc sản phẩm, đồng thời tăng cường quan tâm thương mại dịch vụ và đầu tư cũng góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Do một số nước trong ASEAN có mức tương đồng cao về cấu trúc, Việt Nam cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch chuyển vốn trong nội khối ở những nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới. Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Việt Nam có trọng trách dẫn dắt và hợp tác với các nước đối tác để cùng phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn khu vực phát triển, như: việc đưa ra các Tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác và hạn chế tác động của dịch COVID-19 giữa các nước ASEAN và các nước đối tác trong khu vực. Theo Bộ trưởng, tất cả những điều đó đòi hỏi vai trò của Chủ tịch ASEAN, đủ sức nắm bắt và điều hành, cùng với các nước ASEAN khẳng định lại một lần nữa ở cục diện mới, sự kết nối, liên kết để đảm bảo khả năng chống chọi với môi trường mới, tiếp tục tạo ra sức sống mới cho ASEAN cũng như cho các khung khổ hợp tác của ASEAN với các nước đối tác. Hiện ASEAN có 6 Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác, đây là những khuôn khổ hợp tác rất lớn, có thể tác động rất mạnh mẽ vào cấu trúc của thương mại toàn cầu. Với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Việt Nam, ASEAN cùng các nước đối tác dự kiến sẽ ký kết tại Việt Nam trong năm 2020, chắc chắn cũng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới của thương mại khu vực và quốc tế. Vì vậy, những sáng kiến ưu tiên của Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, sẽ có khoảng từ 16-17 sáng kiến được thực hiện trong năm 2020, trải rộng ra và bao trùm lên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ, kể cả việc hoàn thiện về thể chế, hệ thống hạ tầng, hạ tầng phần cứng, hạ tầng mềm cũng như sự liên kết nội khối trong ASEAN. Tuy nhiên, để tiếp tục hướng tới phát triển và hợp tác khu vực bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng cần có những định hướng, chính sách phù hợp. Cụ thể, Việt Nam cùng các nước khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực; thúc đẩy việc xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững. Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy việc điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN một cách phù hợp với tình hình mới, nhất là thông qua việc đánh giá giữa kỳ quá trình thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Đại sứ Indonesia tại ASEAN đề cao khả năng lãnh đạo của Việt Nam
10:31' - 26/07/2020
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN đương nhiệm, Việt Nam đã thể hiện năng lực và khả năng lãnh đạo, chèo lái ASEAN trong thời điểm thách thức chưa từng thấy.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Chuyên gia Nga nêu bật những đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN
08:53' - 26/07/2020
Nhờ có Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã mở rộng đôi cánh của mình đến khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.