ASEAN+3 lo lắng về căng thẳng thương mại trên thế giới
Ngày 4/5, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN +3) đã thảo luận nguy cơ bắt nguồn từ các bất đồng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng, đồng thời cam kết duy trì cảnh giác và sẵn sàng hành động để ngăn chặn các nguy cơ đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong một tuyên bố sau hội nghị ASEAN +3 bên lề hội nghị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thường niên diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines, đại diện của 13 quốc gia trên nêu rõ, chủ nghĩa bảo hộ, căng thẳng địa chính trị và sự siết chặt quá nhanh các điều kiện tài chính toàn cầu đã khiến nền kinh tế toàn cầu ngày càng khó hồi phục. Tuyên bố cho biết: “Các nguy cơ này, đơn lẻ hoặc tổng thể, đều đe dọa tới sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, và có thể khiến dòng vốn lớn bị rút cũng như gây bất ổn tài chính trong khu vực”. Trước đó, ngày 3/5, Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 năm 2018", trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 sẽ đạt 5,4% trong năm nay, chủ yếu nhờ sự gia tăng nhu cầu trong nước và hoạt động xuất khẩu trong khi lạm phát ổn định. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo khu vực này vẫn cần cảnh giác với những nguy cơ bên ngoài trong ngắn hạn xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và việc siết chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Về dài hạn, báo cáo nhận định các xu hướng về mặt cấu trúc trong hoạt động sản xuất khu vực, mạng lưới thương mại, cũng như công nghệ đang thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các chính sách hợp lý, nhằm đảm bảo tăng trưởng và phát triển trong tương lai. Bên cạnh những thuận lợi, báo cáo cũng lưu ý khu vực ASEAN+3 đang đối mặt với hai rủi ro ngắn hạn, gồm quá trình thắt chặt các điều kiện tài chính trên toàn cầu diễn ra nhanh hơn so với dự báo, và sự leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại thế giới.AMRO cảnh báo nếu những nguy cơ trên trở thành sự thật sẽ dẫn đến sự thoái vốn, chi phí vay mượn tăng cao, trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến làn sóng thương mại và đầu tư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018
15:51' - 03/05/2018
Ngày 3/5, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Indonesia hài lòng với kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 32
12:49' - 30/04/2018
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN 32 là tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 32
19:45' - 28/04/2018
Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore, ngày 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Myanmar Win Myint.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
20:25' - 02/12/2024
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
16:51' - 02/12/2024
Sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg Economics: Thị trường việc làm của Mỹ có thể phục hồi
16:18' - 02/12/2024
Số việc làm tại Mỹ có thể gia tăng trong tháng 11/2024, sau khi các cơn bão lớn và cuộc đình công kéo dài ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09' - 02/12/2024
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
-
Kinh tế Thế giới
Dự đoán của Bloomberg về kịch bản thuế quan của ông Trump
15:09' - 02/12/2024
Trong kịch bản của mình, Bloomberg Economics dự đoán sẽ có ba đợt tăng thuế quan, bắt đầu từ mùa Hè năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy đình chỉ khai khoáng biển sâu
14:00' - 02/12/2024
Na Uy đã đình chỉ các kế hoạch cấp giấy phép khai thác khoáng sản dưới biển sâu vào năm tới, do vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và tổ chức quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố các lựa chọn nhân sự về chính trị-an ninh
08:14' - 02/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong các ngày 30/11 và 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố lựa chọn nhân sự cho các vị trí phụ trách chính trị, an ninh trong chính quyền mới.