ASEAN điều hướng thế nào trong trật tự thế giới đang rạn nứt?
Hợp tác khu vực và khả năng phục hồi lâu dài phải được tăng cường để ASEAN không chỉ không bị tổn thương mà còn có được một vị thế tốt để nắm bắt các cơ hội trong một trật tự thế giới đang rạn nứt hiện nay.
Đây là thông điệp được đề cập nhiều lần tại Diễn đàn ASEAN và châu Á (AAF) lần thứ 14 với chủ đề “Các cơ hội khu vực, Trật tự thế giới rạn nứt” và Đối thoại về Tài nguyên Thế giới Bền vững (SWR), do Viện các vấn đề quốc tế Singapore (SIIA) tổ chức ngày 6/10 với sự tham dự của hơn 300 nhà hoạch định chính sách, học giả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chủ chốt trong khu vực.
Trong phiên thảo luận về “Điều hướng trong một trật tự toàn cầu rạn nứt”, các diễn giả đã thảo luận về những rủi ro địa chính trị mà các quốc gia khu vực đang phải đối mặt trong một trật tự thế giới ngày càng phân cực.
Thế giới đang phải trải qua một giai đoạn chưa từng có, với hàng loạt các cuộc khủng hoảng chồng chéo, từ những căng thẳng địa chính trị, xung đột tại Ukraine, lạm phát gia tăng, gián đoạn nguồn cung, năng lượng cho tới thời tiết cực đoan hay tổng thể hơn là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp đó vẫn có những cơ hội. Bộ trưởng Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công thương Singapore, ông Tan See Leng, trong bài phát biểu dẫn đề tại diễn đàn, cho rằng ông vẫn lạc quan về tiềm năng tăng trưởng và sự thịnh vượng của châu Á.Hiện tại, khu vực này chiếm hơn một nửa dân số thuộc tầng lớp trung lưu trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Điều này có nghĩa là phần lớn nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sẽ sớm chuyển hướng sang châu Á, biến khu vực này thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tan See Leng nhấn mạnh, số hóa và phát triển bền vững là là những lĩnh vực tạo ra cơ hội mới để khu vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, ASEAN cần phải duy trì cam kết lâu dài của về thương mại mở và tự do để luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng.
Kế tiếp, ASEAN phải hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới. Cuối cùng, ASEAN cần tận dụng các xu hướng mới nổi như số hóa và tính bền vững để phát triển nền kinh tế.
Hiện có một làn sóng chuyển hướng đầu tư của thế giớ khỏi Trung Quốc sang các nước khác. Vấn đề là Việt Nam, Indonesia, hay ASEAN với tư cách là một khối có tận dụng được hay không?
Theo ông Simon Tay, Việt Nam sẽ vẫn điều hướng tốt trước các thách thức hiện nay, dù một mình hay cùng với các nước ASEAN, nhưng chắc chắn sẽ làm tốt hơn khi cùng hành động với Singapore và các nước khác trong ASEAN.Hiện tại, rủi ro chính trị đối với ASEAN hiện nay là đối đầu, xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ khiến khối bị chia rẽ. Một rủi ro khác xuất phát tự các động lực kinh tế của việc các nước ASEAN cạnh tranh với nhau sai cách. ASEAN phải cùng nhau tiến lên, không nên có tư tưởng nước này thắng nước kia thua, và phải thực sự hợp tác nhiều hơn nữa với nhau./.
- Từ khóa :
- asean
- việt nam
- chính trị
- trật tự thế giới
Tin liên quan
-
Ngân hàng
5 nước ASEAN sẽ kết nối hệ thống thanh toán vào năm 2023
08:03' - 06/10/2022
Hệ thống thanh toán xuyên biên giới giữa 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Indonesia sẽ được kết nối toàn diện vào năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN?
05:30' - 04/10/2022
Mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng hiệp hội nên thử đưa ra phương án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
19:04' - 30/09/2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, đôn đốc triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam
19:49' - 01/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng khách tăng cao, Cục Hàng không khuyến cáo hạn chế chậm, huỷ chuyến bay
18:57' - 01/02/2025
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không Việt Nam, các công ty phục vụ mặt đất nâng cao chất lượng công tác điều hành lịch bay..., hạn chế chậm, hủy chuyến vì nguyên nhân chủ quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa còn gần 500 trụ sở, nhà đất dôi dư bỏ hoang gây lãng phí
18:38' - 01/02/2025
Sau sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều công sở, nhà đất công dôi dư.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng sự bứt phá của thị trường trái phiếu xanh
14:22' - 01/02/2025
Trong giai đoạn 2016-2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh, xã hội và bền vững của Việt Nam đã đạt gần 33.500 tỷ đồng (hơn 1,4 tỷ USD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 60.000 tấn hàng hóa được bốc xếp qua cảng CICT Cái Lân ngày mùng 4 Tết
13:12' - 01/02/2025
Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã bốc xếp hơn 60.000 tấn hàng rời của hai tàu vào làm hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng: Giao thông đi trước mở đường
11:10' - 01/02/2025
Phát triển kết cấu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
10:30' - 01/02/2025
Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài hơn 52km, được quy hoạch với quy mô 06 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/h
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ và nội thất khẳng định năng lực tự cường – Bài cuối: Không ngừng củng cố nội lực
18:54' - 31/01/2025
Năm 2025, khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi, thị trường nội thất Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn, doanh nghiệp cần chủ động trong việc đón đầu cơ hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ và nội thất khẳng định năng lực tự cường - Bài 1: Sẵn sàng bứt phá
18:41' - 31/01/2025
Khởi đầu năm 2025 thuận lợi với đơn hàng dồi dào cộng với những tín hiệu tích cực trong dịch chuyển chuỗi cung ứng được xem là thời điểm vàng để ngành gỗ và nội thất Việt Nam vươn mình mạnh mẽ.