Có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN?
Trong bài viết đăng tải trên báo Bangkok Post với tiêu đề “Về trường hợp đồng tiền chung ASEAN”, tác giả Vijay Eswaran nhận định mặc dù con đường hình thành một đồng tiền chung tương tự như đồng euro sẽ gặp nhiều trở ngại đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng dù sao các nước trong hiệp hội nên thử đưa ra các phương án.
Ông Vijay Eswaran là người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Tập đoàn QI, một tập đoàn có trụ sở chính tại Hong Kong (Trung Quốc) tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh như giáo dục, bán lẻ, bất động sản, khách sạn và các sản phẩm cao cấp.
Bài viết đã phân tích về những khó khăn và thách thức trong việc hình thành đồng tiền chung ASEAN, cũng như lợi ích và hệ lụy mà đồng tiền này có thể mang lại nếu được ra đời. Nội dung cụ thể như sau:Khoảng cách về kinh tế và xã hội giữa các nước ASEAN Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khiến ASEAN dễ bị tổn thương bởi các dòng vốn xuyên biên giới. Khu vực này đã trải qua sự thay đổi đáng kể từ một khối hầu hết là các nước kém phát triển và đang phát triển thành một khối có các nền kinh tế năng động nhất thế giới.Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đã dẫn đến chênh lệch thu nhập gia tăng và mức độ bất bình đẳng bị nới rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến chống đói nghèo cũng như làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và đe dọa sự gắn kết trong xã hội. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, ông Mahathir Mohamad khi đó là Thủ tướng Malaysia đã đưa ra ý tưởng hình thành một đồng tiền chung cho khu vực. Vào năm 2019, ông đã nhắc lại đề xuất này. Ông cho rằng nên có một loại tiền tệ "không được sử dụng ở trong nước mà chỉ dung cho mục đích thương mại". Đồng tiền này sẽ tương đương với vàng và có thể thay thế đồng USD như một phương tiện được sử dụng trong thương mại và đầu tư tại khu vực. Tại sao lại thúc đẩy một đồng tiền chung trong ASEAN? Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhìn sang châu Âu. Trong 23 năm kể từ khi đồng euro được thông qua, đồng tiền chung châu Âu đã đóng góp không nhỏ vào sự ổn định, khả năng cạnh tranh và thịnh vượng của các nền kinh tế châu Âu. Euro là đồng tiền duy nhất đã giúp duy trì môi trường giá cả ổn định và bảo vệ các nền kinh tế châu Âu trước biến động tỷ giá hối đoái.Tuy nhiên, trong khi châu Âu đã chứng minh rằng một đồng tiền chung có thể hoạt động trong môi trường toàn cầu hóa, thì châu lục này vẫn cần phải thận trọng trước những hệ lụy mà nó có thể mang lại.
Tất cả chúng ta đều nhớ chính sách tiền tệ chung của châu Âu với một số điểm không phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia đã gián tiếp gây ra một cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu cách đây một thập kỷ.
Rủi ro về tỷ giá
Khi quản lý theo hình thức thả nổi tỷ giá, tiền tệ có xu hướng biến động nhiều hơn so với các nguyên tắc cơ bản về kinh tế đối với một quốc gia. Điều này đặc biệt đúng đối với các nền kinh tế nhỏ đang phát triển với thị trường vốn mỏng. Nhiều nền kinh tế mới nổi của châu Á đang dự trữ đáng kể đồng USD để đề phòng bất ổn tài chính tiềm ẩn. Với mức độ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ như vậy, các nước châu Á chịu nhiều tác động từ những cú sốc phát sinh từ thay đổi trong chính sách và tình hình kinh tế liên quan đến Mỹ. Các nền kinh tế này phải tuân theo các chu kỳ tài chính toàn cầu về dòng vốn, giá tài sản và tăng trưởng tín dụng. Do đó, các nước đang phát triển có các khoản nợ lớn phải trả bằng ngoại tệ thường "sợ thả nổi". Các chính sách tiền tệ ở những quốc gia như vậy có xu hướng đi theo chu kỳ hơn là ngược chu kỳ. Dựa trên kỳ vọng của những người ủng hộ việc thả nổi tỷ giá hối đoái, tỷ giá linh hoạt thường trở thành một yếu tố gây sốc hơn là giảm sốc. Sự biến động không cân đối trong tỷ giá hối đoái đã dẫn đến bất ổn gia tăng, thương mại và đầu tư thấp hơn và làm giảm tăng trưởng kinh tế nói chung. Đồng tiền chung có thể mang lại những lợi ích gì cho ASEAN - và cụ thể hơn là cho Thái Lan? Giống như một ngôn ngữ chung tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa mọi người, một đồng tiền chung có thể giúp loại bỏ sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, phòng ngừa các hoạt động đầu cơ và nâng cao khả năng thương lượng của ASEAN.Lãi suất dài hạn có thể giảm và ít biến động hơn. Một đồng tiền chung cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các luồng thương mại nội vùng, từ đó gây áp lực lên giá cả và dẫn đến hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn.Các cá nhân cũng sẽ được hưởng lợi vì họ sẽ không còn phải đổi tiền khi đi du lịch trong khu vực và sẽ có thể so sánh giá cả dễ dàng hơn. Với vị trí đắc địa của Thái Lan, điều này có thể tăng thêm lợi ích thương mại nội khối ASEAN cho nước này.Các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và du lịch sẽ có khả năng trở nên phù hợp hơn đối với các công dân ASEAN khác, làm tăng nhu cầu trong các lĩnh vực này. Nguồn nhân lực có thể dễ dàng thay thế cho nhau hơn, dẫn đến cơ hội việc làm lớn hơn cũng như tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.Thách thức về chính trịTuy nhiên, việc duy trì một đồng tiền chung trên thực tế có thể khó hơn rất nhiều so với việc chấp nhận nó. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các yếu tố cản trở việc áp dụng một đồng tiền chung bao gồm trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước thành viên ASEAN, sự yếu kém trong lĩnh vực tài chính của một số quốc gia quốc gia và sự bất cập của "cơ chế tổng hợp nguồn lực" cùng các thể chế cần thiết cho một liên minh tiền tệ. ADB cho biết quan trọng nhất là khu vực này thiếu các điều kiện tiên quyết về chính trị để có thể đi đến hợp tác tiền tệ.Một đồng tiền chung cần hệ thống tài chính và thị trường mạnh mẽ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thể chế nhưng không phải tất cả các nước ASEAN đều có thể chế như vậy để đối phó với các mối đe dọa trong lĩnh vực tài chính, vốn đã gia tăng trong những năm gần đây. Ở Thái Lan, sự trở lại của các cuộc biểu tình chính trị sau khi nới lỏng các hạn chế di chuyển có thể tạo tiền đề cho sự bất ổn về chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó là sự thiếu kiểm soát đối với các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia, cũng như các hạn chế liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của chính phủ. Không phải tất cả các thành viên ASEAN đều sẵn sàng chấp nhận điều này trong tích tắc. Có lẽ việc áp dụng một loại tiền kỹ thuật số mà các quốc gia như Singapore và Campuchia hiện đang theo đuổi để nâng cao hiệu quả thanh toán có thể là chìa khóa để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên.Tiền tệ kỹ thuật số và các đổi mới trong hệ thống thanh toán có thể tăng tốc độ giao dịch trong nước và xuyên biên giới, giảm chi phí giao dịch và cuối cùng mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống tài chính cho các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn.
Về mặt kinh tế, một đồng tiền chung có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia đã cân nhắc đến những thiệt hại trong việc có khả năng mất quyền tự chủ về tiền tệ so với lợi ích của một liên minh tiền tệ.Sự tăng trưởng và phát triển của ASEAN có thể được nâng lên nhờ một đồng tiền chung - giúp khu vực này cải thiện sự ổn định tài chính và đóng góp vào nền kinh tế thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
19:04' - 30/09/2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, đôn đốc triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu trên thế giới trong 5 năm tới
09:48' - 25/09/2022
Bản đồ Tăng trưởng Thương mại Toàn cầu 2022 mới công bố đã đưa ASEAN vào tâm điểm chú ý vì khu vực này được dự báo sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng xuất khẩu trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án mua bán điện đa phương đầu tiên trong ASEAN đã thành hiện thực
20:57' - 19/09/2022
Mới đây, dự án mua bán điện đa phương đầu tiên trong ASEAN giữa 4 quốc gia đã thành hiện thực, mở ra triển vọng cho việc kết nối hệ thống mạng lưới điện chung trong 10 nước ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực sau đại dịch
19:29' - 18/09/2022
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đánh giá Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể đóng góp vào nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19 của khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.