ASOSAI 14: Ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghệ thông tin 4.0 và các vấn đề môi trường toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự chủ động để tiếp nhận và thích ứng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Kiểm toán Nhà nước triển khai trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với các thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.
Nỗ lực xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin Từ năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của đơn vị và thực hiện một số cuộc kiểm toán. Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước kỳ vọng, việc xây dựng quy trình tạo lập, lưu trữ và khai thác hồ sơ kiểm toán điện tử không chỉ lưu trữ các văn bản trên giao diện điện tử mà còn tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động kiểm toán. Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã xây dựng Phần mềm Quản lý tài chính (triển khai sử dụng trong toàn ngành từ cuối năm 2016); Phần mềm quản lý hồ sơ công việc; Phần mềm Quản lý nhân sự (đang hoàn thiện và sẽ đưa vào sử dụng từ đầu năm 2018). Cổng thông tin điện tử; Phần mềm Quản lý đào tạo, Phần mềm Quản lý về đối ngoại - hợp tác quốc tế dự kiến sẽ xây dựng và triển khai trong thời gian tới. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho biết: Nhóm phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán là hệ thống phần mềm lớn, triển khai trong toàn ngành, gồm nhiều module giúp hỗ trợ các công tác khác nhau trong quá trình quản lý hoạt động kiểm toán. Các module đã được xây dựng bao gồm: Module quản lý, theo dõi nhật ký kiểm toán, nhật ký công tác; Module quản lý theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán; số hóa toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm toán. Nhóm các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán hỗ trợ việc phân tích dữ liệu, trích rút, tổng hợp, chọn mẫu và thực hiện kỹ thuật kiểm toán trên các tệp dữ liệu để xác định những sai sót, những điểm bất thường, xu hướng của thông tin tài chính trên các lĩnh vực kiểm toán ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản... Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên khẳng định: Hệ thống công nghệ thông tin đã trở thành một phần tất yếu trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0. Mọi hoạt động quan trọng như khảo sát, báo cáo, thống kê… đều được xử lý và lưu trữ trên hệ thống công nghệ thông tin. Việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy hoạt động nhanh, hiệu quả mà còn phải đảm bảo an ninh bảo mật. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra một hạ tầng mạng an toàn, kết nối thông suốt, tạo tiền đề kết nối giữa các hệ thống giúp cho các đơn vị trong ngành có thể trao đổi được thông tin nhanh chóng và an toàn hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác báo cáo thu thập thông tin. Tăng cường tính chuyên nghiệp Theo Tiến sỹ Lê Anh Vũ, Trưởng Phòng Kiểm toán Công nghệ thông tin, Trung tâm Tin học truyền đạt kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong Kiểm toán ngân sách địa phương (Kiểm toán Nhà nước), kiểm toán công nghệ thông tin là hoạt động kiểm tra và đánh giá các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát liên quan nhằm bảo đảm hoặc xác định các vi phạm về quy định pháp luật, tính hiệu quả, tính hiệu lực và tính kinh tế của hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát liên quan đó. Do đó, việc vận dụng kinh nghiệm quốc tế về phát triển kiểm toán công nghệ thông tin của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực. Kết quả ban đầu cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán không chỉ góp phần giúp kiểm toán viên có công cụ tương thích với hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị kiểm toán mà còn góp phần tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động kiểm toán. Đây là tiền đề để Kiểm toán Nhà nước tiếp tục phát huy, xây dựng và ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ kiểm toán trong hoạt động kiểm toán trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kiểm toán công nghệ thông tin đã lồng ghép trong một số cuộc kiểm toán đối với các đơn vị. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành được đánh giá rất hiệu quả.Trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương tại Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số ngân hàng thương mại... việc sử dụng công nghệ thông tin đã giúp các kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc theo dõi nguồn kinh phí, tổng hợp số liệu, phát hiện các hành vi theo dõi và báo cáo các thông tin thiếu trung thực về quản lý đất đai, lập sổ bộ thu thuế đất phi nông nghiệp…
Bên cạnh việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin, Kiểm toán Nhà nước đã thí điểm tổ chức một cuộc kiểm toán độc lập về “Kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến lập báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietcombank” nhằm đánh giá tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống công nghệ thông tin liên; kiểm toán chuyên đề Hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến công tác quản lý thu ngân sách tại Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan… Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong quản trị công nghệ thông tin như: Không cập nhật các phần mềm đáp ứng các thay đổi về quản lý của Ngân hàng nhà nước; không tổ chức lưu giữ hệ thống hồ sơ phần mềm có hệ thống; quản lý mật khẩu thiếu chặt chẽ; thiếu kiểm soát nghiệp vụ bằng hệ thống công nghệ thông tin; không trả tiền lãi dưới 1.000 đồng cho các khoản vay không kỳ hạn... Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Duy Tiên cho biết: Mô hình kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin mặc dù còn mới nhưng hứa hẹn là lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước cần tập trung nghiên cứu, thực hiện trong thời gian tới khi công nghệ 4.0 được ứng dụng trong thực tiễn và môi trường công nghệ thông tin trở lên phổ biến tại các đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán các dự án công nghệ thông tin cũng là hoạt động đã được Kiểm toán Nhà nước triển khai thực hiện thực hiện trong nhiều năm qua. Các hoạt động kiểm toán này cơ bản thực hiện theo các quy trình kiểm toán đã được Kiểm toán Nhà nước ban hành, trong đó các kiểm toán viên có vận dụng các kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ thông tin để xem xét đến các yếu tố đặc thù về công nghệ thông tin thuộc dự án. Cơ hội cạnh tranh với thị trường quốc tế Theo Chủ tịch Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) Phạm Sỹ Danh, kết quả khảo sát của đơn vị này cho thấy, các doanh nghiệp kế toán và kiểm toán đều cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn đến họ. Đây là cơ hội để các công ty kế toán, kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các nước khác nhờ kết nối internet. Cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu và nâng cao độ tin cậy của việc lập báo cáo thông qua các hệ thống tự động kiểm toán, kế toán theo nhu cầu. Dự báo trong 3 - 10 năm tới, các phần mềm và hệ thống thông minh sẽ thay thế công việc thủ công, tự động hóa các quy trình phức tạp và đa diện, hỗ trợ các xu hướng dịch vụ thuê ngoài và tái sử dụng nội bộ một số dịch vụ khác. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cũng chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất mà ngành kế toán, kiểm toán gặp phải là yêu cầu về lao động có trình độ công nghệ thông tin, sự đầu tư tài chính lớn, việc kiểm soát các dữ liệu khó hơn trước, trong khi sự cạnh tranh làm giảm thị phần diễn ra ngày càng gay gắt. Để chủ động chuẩn bị tranh thủ tối đa các lợi thế cũng như hạn chế tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Đặng Văn Thanh cho rằng, ngành kế toán, kiểm toán cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức về tài chính, kế toán trong nền kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa và trong bối cảnh khởi phát của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng, trong đó chú trọng công tác nguồn nhân lực công nghệ cao, tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời, cần nhận dạng và đánh giá đầy đủ các rủi ro thông tin, dữ liệu kế toán khi kết nối internet.../>>> ASOSAI 14: Kiểm toán tái cơ cấu cổ phần hóa doanh nghiệp góp phần tăng thu ngân sách
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kiểm toán môi trường phù hợp với xu hướng, thông lệ quốc tế
12:47' - 03/09/2018
Môi trường và phát triển bền vững hiện không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu, đang được hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm.
-
DN cần biết
Những thách thức với ngành kế toán kiểm toán
13:12' - 06/07/2018
Kế toán là một trong các lĩnh vực dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin.
-
Tài chính
Đến năm 2020, kế toán kiểm toán Việt Nam tiệm cận thông lệ quốc tế
17:18' - 28/05/2018
Ông Vũ Đức Chinh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết trong chiến lược đến năm 2020, kế toán kiểm toán của Việt Nam sẽ tiệm cận thông lệ quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.