Australia dự kiến thâm hụt ngân sách tài khóa 2020-2021 cao nhất kể từ năm 1945
Australia dự kiến sẽ thâm hụt ngân sách 184,5 tỷ AUD (tương đương 131 tỷ USD) trong tài khóa 2020-2021, mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 do tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong buổi thông báo cập nhật ngân sách quốc gia ngày 23/7, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết tổng nợ chính phủ dự kiến tăng lên mức 677,1 tỷ AUD (480,7 tỷ USD) trong tài khóa 2020-2021.
Để hỗ trợ nền kinh tế và người dân vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19, từ đầu năm nay, Chính phủ Australia đã chi tới 164 tỷ AUD (116,44 tỷ USD) cho các gói cứu trợ. Số tiền này, cùng với sự sụt giảm doanh thu thuế, đã khiến ngân sách quốc gia lâm vào tình trạng "xấu nhất từ trước tới nay".
Tuy vậy, ông Frydenberg khẳng định những quyết sách của Chính phủ là hoàn toàn cần thiết để giữ việc làm cho người lao động, tránh tình trạng doanh nghiệp phá sản và hỗ trợ nền kinh tế tái phục hồi.
Chuyên gia kinh tế Chris Richardson của Tập đoàn Deloitte đã lên tiếng ủng hộ Chính phủ Australia, khi nhận định rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới gây ra hiệu ứng xấu cho mọi ngân sách quốc gia.
Ông Richardson cho rằng chính khoản nợ và thâm hụt ngân sách đó đã tạo ra một "lá chắn" giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình thoát khỏi tình trạng bị hủy hoại tài chính và đó là điều mà các chính phủ nên thực hiện.
Tuy nhiên, quan chức phụ trách lĩnh vực ngân khố của Công đảng đối lập, Jim Chalmers, cho rằng Canberra không nên đổ lỗi toàn bộ thâm hụt ngân sách quốc gia là do tác động của đại dịch. Ông Chamlmers cho rằng nền kinh tế Australia đã bước vào giai đoạn khó khăn từ trước khi COVID-19 bùng phát.
Doanh thu thuế của Australia trong tài khóa 2019-2020 giảm 31,7 tỷ AUD (22,5 tỷ USD) và sẽ tiếp tục giảm 63,9 tỷ AUD (45,37 tỷ USD) trong tài khóa tiếp theo. Tương tự, đầu tư kinh doanh của Australia dự kiến giảm 6% trong tài khóa 2019-2020 và giảm 12,5% trong tài khóa 2020-2021.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của "xứ Chuột túi" hiện đã tăng lên ngưỡng 8,75%, nhưng được cho là vẫn thấp hơn so với mức dự kiến trước đó. Ông Frydenberg nói các gói cứu trợ của Chính phủ Australia đã giúp bảo toàn khoảng 700.000 việc làm và hạ con số thất nghiệp thực tế xuống thấp hơn 5% so với dự báo.
Từ đầu tháng 6/2020, Australia bắt đầu kế hoạch bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, khi Canberra tuyên bố kiểm soát được tình hình dịch bệnh và nới lỏng các lệnh hạn chế xã hội. Nhưng sự bùng phát trở lại của COVID-19 ở bang Victoria, dẫn đến thời hạn tái phong tỏa nền kinh tế bang kéo dài trong vòng 6 tuần lễ, dự kiến sẽ tiếp tục "lấy đi" 3,3 tỷ AUD từ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Australia trong quý III/2020.
Chuyên gia Richardson tin rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của Australia là rất mạnh mẽ, nhưng vẫn phải mất 3-4 năm nữa mới có thể quay trở lại mức trước đại dịch./.
>>Mỹ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng nhất ở Australia
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Australia thu hút sinh viên quốc tế trở lại hậu COVID-19
16:21' - 20/07/2020
Ngày 20/7, Australia đã công bố môt loạt các biện pháp nhằm thu hút sinh viên quốc tế đến nước này sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
-
Đời sống
Australia chi gần 280 triệu USD thu hút các dự án điện ảnh của Hollywood
12:59' - 17/07/2020
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này sẽ chi 400 triệu đô la Australia (278,8 triệu USD) trong 7 năm tới để thu hút các dự án truyền hình và điện ảnh "bom tấn" của Hollywood.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Nhà đầu tư nên thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp
20:51' - 19/08/2022
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Tài chính
Đồng ruble của Nga tiệm cận ngưỡng cao nhất trong 4 tuần
17:09' - 19/08/2022
Vào đầu phiên giao dịch ngày 19/8 tại thị trường chứng khoán Moskva, đồng ruble tăng lên gần mức cao nhất trong 4 tuần qua so với đồng USD nhờ các khoản thanh toán thuế thúc đẩy nhu cầu đồng ruble.
-
Tài chính
Nợ công của Việt Nam giảm mạnh
11:29' - 19/08/2022
Theo bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP.
-
Tài chính
WB giải ngân hơn 49 tỷ USD giúp Mỹ Latinh đối phó với dịch COVID-19
10:43' - 19/08/2022
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, tổ chức này đã giải ngân khoản hỗ trợ kỉ lục 49,8 tỷ USD để giúp Mỹ Latinh và Caribe đối phó với các tác động y tế, kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra,
-
Tài chính
Đức sẵn sàng chi thêm hàng tỷ USD để kiềm chế lạm phát
10:40' - 19/08/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết nước này có thể triển khai thêm một gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD để chống lạm phát.
-
Tài chính
Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm
09:42' - 19/08/2022
Trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,2 điểm so với tháng trước và cao nhất kể từ tháng 12/2014.
-
Tài chính
Thuế giao dịch tiền điện tử và fintech mang về cho Indonesia hàng triệu USD
08:06' - 18/08/2022
Từ tháng 5/2022, thu ngân sách từ thuế giao dịch tiền điện tử và fintech của Indonesia đạt gần 100 tỷ rupiah mỗi tháng, đồng thời hy vọng rằng con số này sẽ ngày càng tăng
-
Tài chính
Đề nghị Hải Phòng nghiên cứu không thu phí hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ nội địa
12:51' - 17/08/2022
Bộ Tài chính vừa có công văn số 8058/BTC-CST gửi UBND TP Hải Phòng về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
-
Tài chính
Nhật Bản thâm hụt thương mại tháng thứ 12 liên tiếp
10:35' - 17/08/2022
Số liệu công bố cho thấy thâm hụt thương mại trong tháng Bảy của Nhật Bản là 1.436,8 tỷ yen, cũng là mức chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu cao nhất trong tháng Bảy kể từ năm 1979.