Australia gia hạn cơ chế khẩn cấp về nguồn cung khí đốt
Cơ chế này nhằm bắt buộc các nhà khai thác năng lượng phải dự trữ nhiều hơn, ưu tiên dành cho thị trường trong nước trước khi bán ra nước ngoài.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng King cũng cho biết Chính phủ Australia sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán để đạt được thỏa thuận mới với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, việc gia hạn cơ chế khẩn cấp này được đưa ra sau khi Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) cùng ngày công bố báo cáo mới nhất về lĩnh vực khí đốt, trong đó cảnh báo người dân có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt khí đốt nghiêm trọng do giá cả tăng cao và phần lớn sản lượng khai thác đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong báo cáo, ACCC đã nêu bật một số đặc điểm "đáng báo động" của thị trường khí đốt, đặc biệt là ở khu vực bờ biển phía Đông, thuộc các bang New South Wales và Queensland, đồng thời cảnh báo về tình trạng thiếu hụt khí đốt trong nước sẽ tăng lên đáng kể vào năm tới trong bối cảnh các công ty khai thác lớn đang hướng sang các thị trường nước ngoài.
Theo báo cáo, các công ty năng lượng đã bán quá nhiều nguồn dự trữ ra nước ngoài trong khi lại “bỏ bê” thị trường trong nước. Điều này dẫn đến dự báo về nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hút từ năm 2023, đẩy giá năng lượng trong nước tăng vọt, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, buộc một số doanh nghiệp phải đóng cửa và đe dọa việc làm của người lao động.
ACCC cũng kêu gọi chính phủ liên bang hạn chế xuất khẩu LNG vì cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt có thể gây ra nguy cơ đáng kể cho an ninh năng lượng của đất nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers đã lên tiếng kêu gọi các nhà xuất khẩu năng lượng cần chú trọng hơn đến thị trường trong nước, đảm bảo có đủ khí đốt cho người tiêu dùng nội địa. Ông Chalmers cảnh báo chính quyền sẽ can thiệp vào thị trường nếu các công ty không tự nguyện điều tiết lại nguồn cung.
Về phần mình, đại diện ngành khai thác năng lượng của Australia khẳng định nguồn cung khí đốt sẽ được đảm bảo trong năm 2023.
Trước đó, ngày 19/7, Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Australia đã kích hoạt cơ chế đảm bảo cung cấp khí đốt khẩn cấp lần thứ hai trong lịch sử nước này. Việc kích hoạt cơ chế nhằm giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt khí đốt ở bang Victoria, bang đông dân thứ hai Australia, trong bối cảnh thị trường điện nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới./.
- Từ khóa :
- australia
- nguồn cung khí đốt
- khí đốt
- nhu cầu khí đốt
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Eni kỳ vọng có thể thay thế khí đốt Nga vào năm 2025
09:07' - 01/08/2022
Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Eni của Italy tin rằng họ sẽ có thể thay thế hoàn toàn lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối phó thế nào khi không có khí đốt Nga?
05:30' - 31/07/2022
27 quốc gia thành viên EU đang chuẩn bị cho một mùa Đông đầy khó khăn khi không có khí đốt từ Nga.
-
Doanh nghiệp
Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia
16:18' - 30/07/2022
Ngày 30/7, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã tạm ngừng cung cấp khí đốt cho Latvia do nước này vi phạm những điều khoản mua khí đốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá thép xây dựng tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
16:23' - 28/05/2025
Việc giá thép cây tại Thượng Hải xuống mức giá thấp nhất trong tám năm qua cho thấy rõ những khó khăn về nhu cầu mà các nhà sản xuất thép đang phải đối mặt.
-
Hàng hoá
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Cuộc chiến sống còn bảo vệ kinh doanh "sạch"
16:11' - 28/05/2025
Hàng lậu, hàng giả không chỉ là gian lận thương mại, mà còn là vấn nạn hủy hoại niềm tin thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Venezuela
15:02' - 28/05/2025
Giá dầu nhích nhẹ trong phiên 28/5, giữa bối cảnh giới đầu tư cân nhắc về rủi ro nguồn cung sau khi Mỹ cấm tập đoàn Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela theo một giấy phép tài sản mới.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại sụt giảm giá đồng loạt
11:01' - 28/05/2025
Do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã hạ nhiệt, khiến tâm lý thị trường bắt đầu lạc quan hơn và giảm bớt nhu cầu đầu tư trú ẩn; kéo theo dòng tiền cũng rút khỏi nhóm kim loại quý
-
Hàng hoá
Lo ngại dư cung, giá dầu thế giới giảm 1%
07:50' - 28/05/2025
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 27/5, khi giới đầu tư lo ngại về nguy cơ dư cung sau các tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Phát hiện 1.560 kg chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
16:37' - 27/05/2025
Quản lý thị trường Lào Cai vừa phát hiện, thu giữ 1.560 kg chân gà đông lạnh không nhãn mác, không thể hiện xuất xứ, không có số lô sản xuất tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, xã Vạn Hòa, Lào Cai.
-
Hàng hoá
Lào Cai: Triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại làm giá đỗ
16:28' - 27/05/2025
Ngày 27/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phát hiện, triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường, trên địa bàn thành phố Lào Cai.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 29/5
15:24' - 27/05/2025
Mô hình của VPI dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này có xu hướng giảm 1,3 - 1,8%, cụ thể dầu diesel có thể giảm 1,8% mức 17.087 đồng/lít, còn dầu hỏa có thể giảm 1,4% về mức 17.068 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng OPEC+ tăng sản lượng gây áp lực lên thị trường dầu
15:18' - 27/05/2025
Giá dầu ít thay đổi trong chiều 27/5, khi kỳ vọng ngày càng tăng rằng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn (nhóm OPEC+) sẽ quyết định tăng sản lượng tại cuộc họp cuối tuần này.