Australia hạn chế giao dịch tiền mặt nhằm ngăn chặn “nền kinh tế đen”
Báo Australia mới đây cho rằng việc Chính phủ Australia thông báo thành lập một nhóm công tác đặc biệt là để ngăn chặn “nền kinh tế đen”.
Nhóm công tác đặc biệt này có nhiệm vụ xem xét và đánh giá các biện pháp, chẳng hạn như loại bỏ lưu hành tờ bạc 100 AUD và hạn chế giao dịch tiền mặt ở một mức nhất định.
Trong thông cáo báo chí mới đây, Bộ trưởng doanh thu và dịch vụ tài chính, bà Kelly O'Dwyer cho hay việc loại bỏ tờ bạc 100 AUD sẽ mang đến lợi ích cho chính phủ bao gồm việc giảm tội phạm, tăng doanh thu thuế, và giảm gian lận phúc lợi vì một số người nhận trợ cấp của chính phủ trong lúc họ có lợi tức hoặc tích trữ tiền mặt. Về nền kinh tế đen, b à O'Dwyer nói : “Trong khi trên thế giới chưa có một định nghĩa chính thức nào, điển hình của nền kinh tế đen là ám chỉ đến những người hoạt động hoàn toàn bên ngoài hệ thống thuế hoặc những người được các cơ quan thuế biết đến mà cố tình thông báo sai nghĩa vụ thuế (và hưu bổng) của họ. Nền kinh tế đen cũng có thể bao gồm những người tham gia các tổ chức tội phạm, hoạt động sản xuất và buôn bán hàng cấm.” Nền kinh tế đen còn được biết rộng rãi là nền kinh tế ngầm, nền kinh tế không giám sát hoặc nền kinh tế "bóng tối", và các định nghĩa có thể thay đổi theo các hoạt động khác nhau. Nó có thể bao gồm thuê nhân công không khai báo và trả lương bằng tiền mặt, thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền mặt, và thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp. Theo một ước tính, nền kinh tế ngầm của Australia từ năm 1999, dựa trên các giao dịch tiền mặt và hoạt động bất hợp pháp, đã chiếm đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, một ước tính gần đây của Cục Thống kê Australia (ABS) vào năm 2013, trong đó bao gồm tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp cũng như các lĩnh vực khác, chiếm 2,1% GDP. Vào thời điểm đó, thành phần lớn nhất là “sản xuất ngầm”, với giá trị ước tính chiếm 1,5% GDP hoặc 22,7 tỷ AUD. Sản xuất ngầm được định nghĩa là “các hoạt động có thể là hợp pháp nhưng đang cố tình che giấu các cơ quan công quyền”, chẳng hạn như không khai báo những việc làm trả tiền mặt, và theo báo cáo của ABS, nó thường tập trung vào các ngành công nghiệp như “xây dựng, nhà ở, quán cà phê và nhà hàng, cá nhân và các dịch vụ khác, và thương mại bán lẻ”. Lĩnh vực xây dựng đứng đầu danh sách các nhóm ngành công nghiệp trong phân tích hoạt động sản xuất ngầm, nơi thường ước tính thấp về thu nhập nhưng phóng đại về chi phí. Thành phần lớn kế tiếp là buôn bán ma túy bất hợp pháp, với trị giá khoảng 5,6 tỷ AUD.Thành phần cuối cùng là “sản xuất hộ gia đình”. Đây có thể là thể loại ít quen thuộc hơn hai loại trước, và nó được xác định là “sản xuất hàng hoá cho tiêu thụ đầu cuối hoặc tích lũy tài sản cố định gộp”.
- Từ khóa :
- AUD
- giao dịch tiền mặt
- nền kinh tế ngầm
- Australia
Tin liên quan
-
Tài chính
Australia xem xét bỏ tiền giấy mệnh giá $100
09:47' - 15/12/2016
Mặc dù việc sử dụng thẻ ngân hàng và các hình thức thanh toán điện tử ngày càng phổ biến ở Australia, song tiền mặt mệnh giá $100 hiện vẫn được lưu hành nhiều gấp 3 lần so với tiền mệnh giá $5.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Australia lần đầu tiên giảm mạnh kể từ khủng hoảng tài chính
06:47' - 08/12/2016
Số liệu vừa được ABS - Cơ quan thống kê Australia công bố cho thấy kinh tế nước này trong quý III/2016 đã giảm 0,5% so với quý trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Deloitte: Mức xếp hạng AAA của Australia trong tình trạng bấp bênh
09:35' - 23/11/2016
Hãng kiểm toán Deloitte nhận định: bất chấp giá hàng hóa tăng, mức xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia đang trong tình trạng "bấp bênh" do tăng trưởng việc làm và mức lương thấp.
-
Kinh tế Thế giới
Tấn công mạng có thể làm Australia thiệt hại 16 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2025
09:48' - 07/11/2016
Nguy cơ ngày càng tăng của các vụ tấn công mạng có thể khiến nền kinh tế Australia thiệt hại 16 tỷ USD và 294 tỷ USD trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2025..
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.