Bắc cầu đưa nông sản Việt sang Nhật Bản
“Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản vẫn đạt 16 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung bởi Nhật Bản có nhu cầu lớn về nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng, trong khi Việt Nam có lợi thế lớn về sản xuất các mặt hàng này.
Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) nên có nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp, nhất là triển vọng hợp tác cùng gia nhập chuỗi cung ứng khu vực và thế giới”.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Nhật Bản 2021 do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức ngày 2/6 theo hình thức trực tuyến. Theo ông Vũ Bá Phú, Hội nghị với gần 50 doanh nghiệp tham gia sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm tốt của Việt Nam gồm: các loại rau, củ, quả, thực phẩm khô, thủy hải sản, đồ uống..., phù hợp với nhu cầu cao của các nhà máy và người tiêu dùng Nhật Bản.Vì thế, đây là cơ hội giúp các bên trao đổi, tìm hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau để có nhiều hợp đồng được ký kết.
Tại Hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái đã chia sẻ về nguồn cung sản phẩm; trong đó, Yên Bái có lợi thế về chè, đặc biệt là chè suối Giàng, quế, tinh bột sắn, gạo nếp Tú Lệ và một số loại cá nuôi trong lòng hồ Thác Bà.Các sản phẩm của Yên Bái đều được sản xuất với quy mô lớn, chất lượng được kiểm soát gắt gao và đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Ông Đặng Việt Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ cho biết: Phú Thọ có sản phẩm chè, chuối và bưởi Đoan Hùng với sản lượng lớn; gia súc, gia cầm được chăn nuôi theo mô hình áp dụng công nghệ cao. Nhật Bản là thị trường lớn nên các doanh nghiệp trong tỉnh mong muốn được kết nối để đưa những sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng. Theo ông Makoto Nakamura – chuyên gia tư vấn thương mại quốc tế thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, thị trường thực phẩm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi có quy mô khoảng 409 tỷ USD. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản còn phục vụ thức ăn cho các khác sạn, nhà hàng khoảng 227 tỷ USD. Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng trong tốp đầu thế giới về nhập khẩu thực phẩm; trong đó chủ yếu là cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn nướng, rau, củ, quả từ các thị trường như Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Việt Nam… Mặt khác, trong xu hướng tiêu dùng mặt hàng thực phẩm, người dân Nhật Bản quan tâm nhất tới vấn đề an toàn cho sức khỏe, sau đó mới đến giá cả, tính tiện lợi và thực phẩm cao cấp là ưu tiên cuối cùng. Vì thế, quy trình nhập khẩu nông sản, thực phẩm vào Nhật Bản đều phải qua các bước kiểm dịch động, thực vật trước khi được thông quan.Tiếp đến kiểm tra sản phẩm có phù hợp với Luật Vệ sinh môi trường, sau đó hàng hóa mới được đưa vào khu vực ngoại quan làm thủ tục liên quan đến hải quan và nhận được giấy phép nhập khẩu.
Ông Makoto Nakamura chia sẻ thêm, việc kiểm tra hàng hóa bao gồm có 4 loại: kiểm tra tại thời điểm nhập khẩu theo yêu cầu của Văn phòng kiểm dịch; kiểm tra bằng máy; tự kiểm tra ở phòng thí nghiệm được chỉ định theo yêu cầu của Văn phòng kiểm dịch Nhật Bản; kiểm tra bởi Trung tâm y tế công cộng để lưu hành trên thị trường. Riêng kiểm tra ở phòng thí nghiệm áp dụng với sản phẩm có màu và chất bảo quản nhân tạo, các chất phụ gia, kết quả kiểm tra có hiệu lực sử dụng thông quan không cần kiểm tra trong vòng 1 năm kể từ ngày có kết quả. Về sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Makoto Nakamura khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đáp ứng các quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản; trong đó, đặc biệt là hệ thống các chất phụ gia nhân tạo, có một số chất có thể được chấp nhận ở nước ngoài, nhưng Nhật Bản không được chấp nhận. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các quy định trong Luật Vệ sinh môi trường, chủ yếu liên quan đến sản phẩm bảo quản và tích trữ thực phẩm cũng như quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Đặc biệt, trên sản phẩm phải được hiển thị rõ tên, thành phần, điều kiện bảo quản, nhà nhập khẩu, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, thông tin về dị ứng…/.- Từ khóa :
- nông sản việt
- nông sản
- việt nam
- nhật bản
Tin liên quan
-
Thị trường
Vải thiều Việt Nam chinh phục Nhật Bản: Vui nhưng không chủ quan
10:53' - 02/06/2021
Sau hai năm liên tiếp thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản, có thể khẳng định vải thiều Việt Nam đều đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước này.
-
Công nghệ
Hải Dương chính thức vận hành buồng hun trùng vải xuất khẩu sang Nhật Bản
18:02' - 29/05/2021
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phía Nhật Bản vừa thông báo đã đồng ý và cấp phép thêm 2 cơ sở xử lý quả vải tại Hải Dương.
-
Thị trường
Nhật Bản hỗ trợ mạnh xuất khẩu hàng nông sản và thực phẩm
08:48' - 27/05/2021
Nhật Bản sẽ thành lập một tổ chức gồm các nhà sản xuất và phân phối thống nhất đối với từng mặt hàng, đồng thời sửa đổi luật để tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu.
-
Thị trường
Xuất hành vải thiều sớm Tân Yên sang thị trường Nhật Bản.
19:13' - 26/05/2021
Ngày 26/5, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ xuất hành vải thiều sớm Tân Yên sang thị trường Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03'
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33'
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
-
Hàng hoá
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38'
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
08:27'
Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp xác định không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ việc bà con nông dân không mặn mà với loại cây trồng này vì giá cả bấp bênh.
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.