Bãi bỏ quy định xe vận tải hàng hóa phải “đăng ký trước” khi vào Cần Thơ
Ngày 28/8, thông tin từ UBND thành phố Cần Thơ cho biết, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố vừa ký công văn bãi bỏ quy định phải “đăng ký trước” trong quản lý lưu thông hàng hóa gây bức xúc cho doanh nghiệp và giới tài xế những ngày qua.
Theo đó, công văn 3591/UBND-KT của UBND thành phố Cần Thơ với nội dung bãi bỏ quy định “đăng ký trước” đối với việc quản lý vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố.Công văn nêu rõ “Bãi bỏ mục 1 Công văn số 3438/UBND-KT ngày 21/8/2021 của UBND thành phố Cần Thơ về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hóa trên địa bàn thành phố”.Mục 1 của Công văn 3438 quy định: Tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh... từ các địa phương tỉnh, thành khác đến thành phố Cần Thơ để giao nhận hàng hóa đều phải đăng ký trước. Nếu không đăng ký trước thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ không cho phương tiện vào địa bàn thành phố Cần Thơ.Thực hiện Công văn 3438, từ ngày 23/8, thành phố Cần Thơ đã yêu cầu các phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh... từ các địa phương tỉnh, thành khác đến thành phố Cần Thơ để giao nhận hàng hóa đều phải đăng ký trước.Nội dung đăng ký gồm: nơi đi là nơi giao hàng hóa; nơi đến là nơi nhận hàng hóa; dự kiến thời gian đến thành phố Cần Thơ; biển số phương tiện vận tải; tên và số điện thoại của người lái phương tiện và người đi cùng.
Bên cạnh việc phải “đăng ký trước”, các phương tiện đến Cần Thơ giao nhận hàng hóa còn phải thực hiện sang xe, đổi tài xế là người trong thành phố Cần Thơ tại các bãi tập kết, trung chuyển hàng hóa do địa phường này bố trí. Điều này đã khiến từ ngày 23 đến trưa 26/8, hàng trăm xe tải, xe container bị ách tắc, ùn ứ ở các cửa ngõ vào thành phố Cần Thơ, dẫn đến nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của danh nghiệp.
Đến ngày 27/8, Văn phòng Thành uỷ Cần Thơ có thông báo kết luận của ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành uỷ, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Cần Thơ nêu rõ: “Đề nghị UBND thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19; bảo đảm hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi; đồng thời tuân thủ các quy định về an toàn phòng, chống dịch”.Tuy nhiên, theo Công văn 3591, thành phố Cần Thơ vẫn sẽ tiến hành thực hiện hướng dẫn phân luồng cụ thể đối với các phương tiện thực hiện việc giao, nhận hàng hóa tại thành phố; tổ chức các điểm tập kết, trung chuyển và giao, nhận hàng hóa tại khu công nghiệp, siêu thị để giảm áp lực ách tắc giao thông tại các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa vị trí các cửa ngõ ra, vào thành phố.Về phân luồng, chiều 27/8, Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ có công văn số 2346 hướng dẫn phân luồng giao thông như sau: Các phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua địa bàn thành Cần Thơ không đi qua Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp vật tư, thiết bị y tế…kể từ 0 giờ ngày 28/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 28/8, phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông từ tỉnh An Giang đi Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và ngược lại sẽ từ Quốc lộ 80 và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi theo đường Bốn Tổng – Một Ngàn (đường tỉnh 919) đến Quốc lộ 61C ra Quốc lộ 1 và ngược lại. Lộ trình trên sẽ thay thế cho lộ trình từ Quốc lộ 80 và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi vào tuyến Quốc lộ 91, 91B ra Quốc lộ 1 và ngược lại, tức phải đi vào TP Cần Thơ như hiện nay.Sau khi biết thông tin về việc phân luồng này của Cần Thơ, các tài xế và doanh nghiệp tiếp tục băn khoăn vì vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn cho lưu thông hàng hóa.
Theo chủ một doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn tại Cần Thơ, các tuyến Quốc lộ hiện nay do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, việc Cần Thơ cấm xe lưu thông trên Quốc lộ 91, 91B đi qua địa bàn thành phố có phù hợp với quy định hay không, trong khi nhiều tuyến tránh mà thành phố đưa ra không đảm bảo quy định về tải trọng so với nhu cầu vận tải của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp có điểm tập kết hàng buộc phải đi qua Quốc lộ 91, 91B vẫn sẽ gặp khó khăn khi phải tổ chức sang hàng, đổi tài xế.
Điều đáng nói, ngay trong sáng 28/8, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ đã ký văn bản thu hồi Công văn 2346. Việc thu hồi do có những nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế.Liên quan đến việc phân luồng giao thông theo hướng cấm phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông vào Quốc lộ 91, 91B khi đi từ An Giang đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long và ngược lại, Cục quản lý đường bộ IV thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ dừng việc tổ chức phân luồng này. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục quản lý đường bộ IV thuộc Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị này đã có phản ánh với Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, yêu cầu dừng việc phân luồng giao thông theo hướng cấm phương tiện vận chuyển hàng hóa đi vào Quốc lộ 91, 91B khi đi từ An Giang đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long và ngược lại. Theo ông Nguyễn Văn Thành, việc phân luồng như vậy là không đúng. Các tuyến Quốc lộ là do Tổng cục đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải quản lý nên địa phương không thể tự ý phân luồng được.Cùng với đó, việc phân luồng như văn bản của Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ cũng không hợp lý bởi khi đi vào đường tỉnh 919 (Bốn Tổng - Một Ngàn) là đường hẹp, gây cản trở việc lưu thông hàng hóa.
Bên cạnh việc bãi bỏ yêu cầu “đăng ký trước”, trong văn bản mới nhất về việc quản lý lưu thông hàng hóa, UBND thành phố Cần Thơ giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn phân luồng cụ thể đối với các phương tiện không thực hiện việc giao, nhận hàng hóa tại thành phố Cần Thơ. Cùng với đó, tổ chức các điểm tập kết, trung chuyển và giao, nhận hàng hóa tại khu công nghiệp, siêu thị để giảm áp lực ùn tắc giao thông tại các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa vị trí các cửa ngõ ra, vào thành phố. Thành phố Cần Thơ cũng cho biết sẽ làm việc với doanh nghiệp kinh doanh vận tải để trao đổi, thống nhất phương án quản lý việc cách ly, sinh hoạt, ăn nghỉ.... của người trên phương tiện giao thông (tài xế, người phục vụ trên xe...) khi tham gia thực hiện việc giao nhận hàng hóa trên địa bàn thành phố. Đồng thời, quản lý, lập danh sách cụ thể và thực hiện xét nghiệm nhanh hoặc bằng phương pháp RT-PCR đối với người trên phương tiện như tải xế, người phục vụ trên xe... do Sở Giao thông vận tải quản lý, nhân viên vận chuyển, giao nhận hàng hóa (shipper) do Sở Công Thương quản lý./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tuýt còi văn bản “cấm xe quá cảnh Quốc lộ 91 và 91B” của Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ
14:22' - 28/08/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ rà soát, điều chỉnh hoặc thu hồi văn bản số 2346 nhằm bảo đảm thống nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
-
Kinh tế Việt Nam
Xe quá cảnh ngang Cần Thơ không được đi qua Quốc lộ 91 và 91B
20:14' - 27/08/2021
Từ 0 giờ ngày 28/8, các phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua Cần Thơ không đi qua Quốc lộ 91 và 91B, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và cung cấp vật tư thiết bị y tế...
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện "đăng ký trước" với phương tiện vận tải hàng hoá tại Cần Thơ
17:58' - 27/08/2021
Thành phố Cần Thơ vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hoá trên địa bàn thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.